Nguyen Thuong Vu phiếm luận về ăn uống TUYỆT TÁC ĐẦY TỘI LỖI của nền ẩm thực nước Pháp
duong quach <duongquach@hotmail.com>
Ðến
AnhHoa AnhTrungAZ Anh Can ChuXu2 Anh Bay và 11 người nhận khác...
XIn chuyển đến quí vị 1 phiếm luận của BS Nguyễn Thượng Vũ. Ông nay thuộc hàng lão làng trong làng Y Khoa người Việt tại nước ngoài .
Các bài viết, emails của ông dù dài, ngắn về bất cứ chủ đề gì viết bằng tiếng Việt, Anh hay Pháp tôi đều thấy lối viết mẫu mực và đọc rất thích .
Ông còn hay dùng một số chữ hay và ngộ nghĩnh, không hiểu ông tự "chế" ra hay từ đâu (ví dụ như nightigale ông gọi là chim dạ oanh dưới đây hay ông tự xưng là "mạt học")
qad
Các bài viết, emails của ông dù dài, ngắn về bất cứ chủ đề gì viết bằng tiếng Việt, Anh hay Pháp tôi đều thấy lối viết mẫu mực và đọc rất thích .
Ông còn hay dùng một số chữ hay và ngộ nghĩnh, không hiểu ông tự "chế" ra hay từ đâu (ví dụ như nightigale ông gọi là chim dạ oanh dưới đây hay ông tự xưng là "mạt học")
qad
Date: Thu, 14 Jan 2016 12:26:52 +0100
Subject: Re: FW:
Subject: Re: FW:
To: VMAFORUM@yahoogroups.com
Subject: Nguyen Thuong Vu phiếm luận về ăn uống TUYỆT TÁC ĐẦY TỘI LỖI của nền ẩm thực nước Pháp
Date: Wed, 13 Jan 2016 14:01:01 -0800
===================
Thưa các anh chị
Trong mấy ngày gần đây tôi có nhận được trên Internet, do nhiều người gửi lại, phần lớn từ các người không hề quen biết, nhưng cũng có vài bạn thân gửi lại, trong đó có các anh BS Nguyễn Văn Bảo “ Bảo lủng” và BS Nguyễn Văn Trọng ( chủ tịch Hội Đồng Thành Phố tỉnh Phan Thiết trước 1975) môt bài viết rất lý thú về món ăn Họa Mi “đầy tội lỗi” của nước Pháp .Thật tình ra con chim mà giới sành ăn Pháp ăn là con Ortolan, một loại chim sẻ, ít hót , và hót không hay, khác rất nhiều các loại chim oanh như họa mi.Các chim oanh như họa mi, như dạ oanh (nightingale) qúa quý và đắt tiền nên chẳng ai dám làm thịt để ăn cả. Hơn nửa thịt chim oanh - theo tôi hiểu - thì không đậm đà và ngon như thịt Ortolan.Ortolan là loại sẻ sống miền Nam nước Pháp, vùng Địa Trung Hải , chim hay bay sang Bắc Phi về mùa Đông để tránh lạnh.Các “tay chơi” người Pháp không thể tự nhận là người sành ăn được nếu chưa ăn Ortolan lần nào trong đời mình. Như vậy ta hiểu sao mà Tổng Thống Francois Mitterand trước khi qua đời, đòi ăn món Ortolan nướng này.Nó đã trở thành cái “rite de passage” rồi.Nếu nước ta thời thế hệ tôi có câu là “Bất lậu bất thành nhân” nghĩa là ai mà chưa đi chơi bời, chưa bị bệnh Lậu Gonorrhea , thì chưa thành người được, thì bên Pháp , bạn chưa phải là người gourmet thật sự nếu bạn chưa ăn Ortolan nướng bao giờ.Tôi chưa được ăn Ortolan bao giờ cả, mặc dầu mỗi lần sang Pháp , cũng có ý tìm kiếm xem có dịp ăn không, nhất là mỗi khi tôi đi “bụi đời” về vùng Provence, Occitannie, Côte D’Azur miền Nam nước Pháp.Tôi được biết về chim Ortolan khi đọc các tác phẩm của Marcel Pagnol của Hàn Lâm Viện Pháp. Đối với tôi , Pagnol là một nhà văn hàng đầu của nền Văn Học Pháp trong thế kỷ XX.Các tác phẩm cùa Marcel Pagnol như Marius, Fannie, César, Topaze, Le château de Ma Mère, La Gloire De Mon Père, Jean De Florette, Manon Des Sources, vv… là những tác phẩm tuyệt tác mà ngay bây giờ tôi vẫn thỉnh thoảng mang ra đọc lại và vẫn rất thích thú.Marcel Pagnol hay tả lại các kỷ niệm niên thiếu, khi trên hay dưới 10 tuổi, đi theo bạn hữu , leo trèo các quả đồi, các ngọn núi vô cùng đẹp miền Provence này.Các đứa trẻ đó - bạn thân của Pagnol thời niên thiếu - hay bẫy các con chim sẻ Ortolan về, hoặc đem bán tại chợ của làng, hoặc như Pagnol thì mang về cho mẹ làm thịt , nướng lên cho cả nhà cùng ăn.Có lẽ bà mẹ của Pagnol không ngâm chim vào rượu Armagnac như các người sành ăn thực thụ đâu, vì Armagnac là rượu Cognac quý giá, bố mẹ Marcel Pagnol là giáo viên tiểu học ở Marseilles, chắc là không có đủ tiền mua Armagnac về uống , chứ đừng nói gì đến ngâm chim Ortolan.Trong các loại Cognac của Pháp thì tôi ưa thích Armagnac nhất. Anh BS Hoàng Cơ Lân cũng đồng ý với tôi về thích thú rượu này.Hồi tháng 9 năm ngoái, khi đi chơi sang Pháp, tôi có được một người bạn thân tình từ thời niên thiếu , mà tôi vô cùng quý mến, tặng cho chai rượu Armagnac rất quý, để trong 1 cái hộp gỗ rất đẹp. Lúc đi máy bay về Hoa Kỳ, tôi cứ lo sợ chai rượu để trong hành lý có bị bể hay không ?May quá ,ông Trời thương mấy người mê Armagnac, nên chai rượu quý vẫn nguyên vẹn.Các người vừa ăn Ortolan nướng, vừa chum đầu một cái khăn che kín tất cả đầu mặt như trong hình, không phải vì hổ thẹn gì cả , mà là họ không muốn hương vị thơm tho của chim ngâm Armagnac nướng, bị tỏa bay đi mất.Họ vừa ăn vừa hít cái mùi chim nướng tẩm Armagnac mà thôi.Miền Nam nước Pháp có rất nhiều món ăn ngon nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, ngoài Ortola nướng ra, thì còn có Bouillabaisse và Cassoulet.Bouillabaisse Soup xuất phát từ vùng Marseilles ra nhưng bây giờ cũng mai một đi nhiều.Khi tới Marseilles, ra bến tầu bờ biển thì chỉ thấy một dẫy nhà restaurants làm Bouillabaisse soup cho du khách đến ăn, vừa ăn, vừa nhìn ra biển và những hòn đảo danh tiếng trong vịnh Marseilles, trong đó có đảo Ilot du Chateau D’If là nơi mà Alexandre Dumas viết chuyện Bá Tước De Monte Cristo lúc thiếu thời dưới tên Edmond Dantès bị giam tại Château D’If và may mắn gặp được Linh Mục Faria giúp ông thoát chết và trở thành Bá Tước De Monte Cristo sau này.Ngồi nhìn ra biển thì rất đẹp , nhưng món ăn Bouillabaisse Soup thì rất tồi, khó mà nuốt được. Lý do là chủ và đầu bếp các nhà hàng này toàn là các người Phi Châu Tunisiens, Algériens, Marocains làm bếp rất dở , mà tính tiền thì rất đắt. Lần nào ăn tại các tiệm này thì tôi cũng đều thất vọng.Gần đây tôi có trở lại Marseilles chơi với một người bạn thân tình thời niên thiếu là anh chị BS Trương Hoàng Ngữ và Khánh Vân. Tôi chơi với Ngữ từ hồi 1946-47 , đánh bi, đánh đáo với nhau tại Hanội.Ngữ cũng là em người anh rể của tôi là BS Truơng Hán Thuyên. Anh chị Thuyên & Hảo rất thương và quý mến Ngữ và Khánh Vân.Tôi không ngờ là sau hơn 50 năm xa cách, Ngữ đã trở thành một người đầu bếp nấu Bouillabaisse soup rất ngon.Khánh Vân và Ngữ nấu Bouillabaisse soup với nhửng con cá đắt tiền như cá lotte, cá Bass, những con tôm homard lớn rất béo, những củ tỏi thơm phức cộng thêm Rouille làm cho món Soup này mở màng và ngọt lịm đi. Tôi có nói với Ngữ và Khánh Vân là đã lâu lắm tôi không được ăn món Bouillabaisse ngon như vậy.Vừa ăn tại nhà Ngữ và Khánh Vân, vừa uống rượu vùng Provence, vừa nhìn ra balcon ngay tại phòng ăn, thấy tất cả chân trời vịnh Marseilles và cả hòn đảo Château D’If đằng xa nữa .Thật là tuyệt diệu.Ở các tỉnh Aix en Provence, hay Arles vùng Provence cũng có các tiệm ăn làm Bouillabaisse ngon , nhưng họ đòi hỏi phải báo cho họ trước ít nhất 1-2 ngày, mới có thì giờ đi tìm kiếm những con cá thật tươi , những con tôm hùm thật béo…Là du khách giang hồ kiểu tôi thì ít khi có thể báo trước 1-2 ngày được tuy nhiên cũng có khi mình gặp may, vào tiệm ăn họ có 1 đám khách đặt trước rồi, có sẵn nguyên liệu nên họ cũng làm cho mình ăn “ké” được.Âu cũng là cái karma của những kẻ giang hồ vặt mà ham ăn.Cassoulet cũng là món ăn đặc biệt của miền Nam nước Pháp, nhưng về phía Tây của Marseilles và Aix en Provence. Cái vùng này người ta gọi là Occitanie. Vùng này gần phía dẫy núi Pyrénées là dẫy núi dài ngăn cách Pháp và Tây Ban Nha.Cách đây hai năm tôi có đi chơi với anh DS Phạm Ngọc Lân và bà xã Mỹ Lan xuống vùng Carcassone là thủ phủ của món ăn Cassoulet.Ba anh em chúng tôi leo lên cái lâu đài rất cổ, cũng tên là lâu đài Carcassonne, lâu đài này trấn ngự miền Nam nươc Pháp , ngăn chặn các cuộc xâm lăng từ phía Tây Ban Nha lên.Vùng này cũng là nhân chứng của xâm lăng mãnh liệt người Hồi Giáo Moor (Maroc) chiếm đóng toàn diên Tay Ban Nha, chiếm đóng miền Nam nước Pháp cho tới Poitiers và Tours.Nếu không có Charles Martel (ông nội của Charlemagne) ngăn chặn người Hồi Giáo tại trận đánh lừng danh Tours năm 732 thì có lẽ bây giờ hết tất cả Âu Châu (và có lẽ Mỹ Châu nữa) đã theo đạo Islam rồi.Lân, Mỹ Lan và tôi, ba anh em leo chèo lên lâu đài Carcassonne mệt bở hơi tai ra, rồi đói bụng đi kiếm Cassoulet để ăn.Trái với Bouillabaisse là một món soup, Cassoulet là một ragout có rất nhiều nguyên liệu như thịt heo, thịt vịt, gan ngan, thịt cừu, chim trĩ, mỡ heo , xúc xích, đậu trắng, cà rốt, celery…Món ăn rất cầu kỳ, chúng tôi uống bia vùng Occitanie có vẻ nặng hơn các loại bia Bỉ hay Đức. Ăn xong, 3 anh em no cứng bụng nên đến khuya mới ăn cơm tối được.Nấu Cassoulet rất ngon nhưng làm cầu kỳ quá, cân nhiều nguyên liệu quá , nên ít ai dám làm ở nhà.Pham Ngọc Lân và Mỹ Lan là những người được nhiều người biết và kính trọng bên Pháp , Âu Châu, Úc và cả Hoa Kỳ nữa.Lân vừa là Dược Sĩ, dậy học tại Đại Học Dược Khoa trước 1975, Lân lại có cử nhân về Physics khi còn học Dược. Sang Pháp, Lân đậu thêm bằng Kỹ sư về Computer , Lân học thêm về Sử Học gần xong Tiến Sĩ rồi thì ngưng vì quá đam mê Âm Nhạc và Guitar cổ điển.Bài Hạ Trắng recital Guitar classic của Lân đưa lên Youtube có gần 800 ngàn người coi rồi.Cuốn sách Hồi Ký “De Père Inconnu” hơn 500 trang của Lân viết rất thành thật, rất hay và được rất nhiều người, kể cả các người tại Việt Nam, hoan nghênh vô cùng.Mỹ Lan giờ này vẫn mãnh liệt dấn thân vào con đường Nhân Quyền, chống Cộng.Mỹ Lan vẫn thường đi sang Hoa Kỳ, Úc và các nước khác bên Âu Châu để diễn thuyết về Nhân Quyền, có khi bị có người hành hung sau diễn thuyết vì thấy Mỹ Lan quá hữu hiệu trong việc chống Cộng.Tôi dời khỏi vùng Occitanie, còn thoảng nhớ mùi món Cassoulet rất ngon của Carcassonne mà còn mang theo một cái áo shirt rất đẹp bằng mội loại cotton Occitan đặc biệt vùng này mà Lân và Mỹ Lan tặng tôi.Một vài lời phiếm luận về vài món ăn và tình bạn, xin các anh chị vui lòng tha thứ cho các lỗi lầm khi viết bài phiếm luận nàyMạt Học Nguyen Thuong Vu
Chuyện buồn về tuyệt tác đầy tội lỗi của ẩm thực Pháp01/12/2016
Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi đôi mắt của Chúa về hành động của mình.
Món ăn ngon nhất nước PhápChim họa mi kiểu Pháp được chế biến cầu kì. Làn da bóng như vỏ ô liu, thịt thơm ngọt vì được ướp trong rượu Armagnac. Họa mi nướng vẫn giữ nguyên độ căng tròn béo núc, thể hiện trình độ đỉnh cao trong chế biến và lựa chọn nguyên liệu của người Pháp.
Chim họa mi là nguyên liệu cho một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp (Ảnh: istock)Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa. Thực khách sẽ ngậm trọn thân con vật sao cho phần đầu hướng ra bên ngoài. Từ từ, từng chút một, họ nhai trọn vẹn (bao gồm cả nội tạng) của một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp. Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới.
Khi thưởng thức chim họa mi, thực khách phải dùng khăn ăn trùm kín đầu (Ảnh: MAXPPP)Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi “đôi mắt phán xét” của Chúa đối với cách thưởng thức có thể đem lại khoái cảm kỳ lạ, nhưng cũng vô cùng tàn nhẫn. (Theo Telegraph)
Bởi cách thức thực hiện chim họa mi béo kiểu Pháp, từ những bước đầu tiên, đã gây nhiều tranh cãi về sự nhẫn tâm.
Chuyện những chú chim họa mi sống trong tối và chìm trong rượu
Họa mi không được gây giống nhân tạo mà hoàn toàn săn bắt từ tự nhiên rồi trải qua điều kiện nuôi nhốt từ 12-28 ngày để vỗ béo. Số chim đã bắt bị can thiệp gây mù mắt mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoặc lèn chặt cứng trong lồng hoàn toàn tối tăm, nơi chúng được cho ăn kê liên tục, bất kể có nhu cầu hay không. Một số được vỗ béo đến tận lúc bị ăn thịt, một số dừng lại hai ngày trước ‘giờ phán quyết’.
Việc vỗ béo chim thực hiện trong điều kiện chật chội tối tăm, trước khi chúng bị nhúng ngập trong rượu Armagnac và nướng chín. (Ảnh: Geekandsundry)Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng (cũng gây tử vong). Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Chỉ cần thêm 5-7 phút nướng nhiệt độ cao là câu chuyện về tấm khăn ăn che mắt Chúa đã thực sự bắt đầu.Luật sốngTừ cuối những năm 1970, chính phủ Pháp đã ban hành đạo luật cấm săn bắn, bán hoặc ăn chim họa mi, vì số lượng loài trên lãnh thổ Pháp đã ngấp nghé mức tuyệt chủng.Tuy nhiên, lệnh cấm không được thực thi nghiêm chỉnh. Theo công bố chính thức, lượng chim họa mi đã giảm đến 30 phần trăm chỉ trong mười năm (1997-2007).Người ta vẫn còn truyền tai nhau về câu chuyện bữa ăn cuối cùng của tổng thống Pháp Mitterrand năm 1995. Trong bữa tiệc linh đình đêm giao thừa, ông đã ăn 30 con hàu Marennes, gan ngỗng, gà trống thiến, uống rượu vang đỏ địa phương trước khi ăn không phải một mà là hai con chim họa mi nướng. Vài ngày sau, tổng thống qua đời vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt.Lệnh cấm săn bắt và ăn thịt chim họa mi đã có từ cuối những năm 1970 nhưng đến năm 2007 mới thật sự được siết chặt trên toàn lãnh thổ Châu Âu (Ảnh: Express.co.uk)
Sự thật, dù không công khai, rất nhiều nhà hàng Pháp trước thời điểm 2007 đều phục vụ món chim họa mi. Mặc dù dưới hình thức săn trộm, nguồn cung họa mi luôn dồi dào và dễ dàng tìm kiếm. Chim họa mi vẫn chết và chết nhiều hơn, dù lệnh bảo vệ chúng còn hiện hữu.Chỉ đến khi các đạo luật được siết chặt hơn từ năm 2007, bất cứ hành động nào liên quan đến việc săn bắn và ăn chim họa mi đều bị phạt rất nặng hay thậm chí đối diện án tù, lệnh cấm có hiệu lực trên toàn bộ khu vực liên minh châu Âu EU, những ‘kẻ che mắt Chúa’ chừng như mới chùn bước chân.
Nhiều đầu bếp hàng đầu tại Pháp đang đấu tranh để đưa lại món chim họa mi vào thực đơn các nhà hàng sang trọng (Ảnh: New York Times)
Nhưng chỉ mới gần đây, một nhóm các đầu bếp hàng đầu nước Pháp, bao gồm Alain Ducasse, người sở hữu 18 ngôi sao Michelin đã vận động chính phủ Pháp hủy lệnh cấm giết và chế biến chim họa mi để bảo tồn nét văn hóa lâu đời. Câu chuyện về sự sống còn của những chú chim họa mi vẫn còn tiếp tục.Ranh giới nào cho món ăn tuyệt đỉnh tinh tế và tàn bạo tận cùng
Người Pháp sở hữu nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào trên thế giới, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho những tranh cãi về nhân tính không ngớt. Từ câu chuyện rùng mình về loài ngỗng bị cưỡng ăn qua ống kim loại cứng luồn thẳng vào cổ họng nhằm có buồng gan lớn, đến những chú chim họa mi căng phồng không tự chủ,… tất cả đều để phục vụ thú ăn chơi xa hoa luôn song hành cùng những lời khen ngợi hoa mỹ về sự tinh tế trong thưởng thức.
Ngoài chim họa mi, cách thức thực hiện gan ngỗng béo của người Pháp cũng gây nhiều tranh cãi về nhân tính.
Chính sự chênh vênh trong quan điểm của nhiều người về khái niệm món ngon kiểu Pháp đã góp phần khiến gan ngỗng béo, hay chim họa mi nướng trở nên đầy li kì và thu hút.Lại nói về tấm khăn ăn che mắt Chúa, một truyền thuyết độc đáo, một quan điểm nhân đạo lạ lùng. Phải chăng dù mang niềm tin vào tín ngưỡng tôn giáo, nhưng một món ăn gây tranh cãi về nhân tính cũng khiến con người phải tự dằn vặt lương tâm?
===============================================================================
NGAN LE Nguyen <nganlee007@gmail.com> wrote:
Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi đôi mắt của Chúa về hành động của mình.
Món ăn ngon nhất nước Pháp
Chim họa mi kiểu Pháp được chế biến cầu kì. Làn da bóng như vỏ ô liu, thịt thơm ngọt vì được ướp trong rượu Armagnac. Họa mi nướng vẫn giữ nguyên độ căng tròn béo núc, thể hiện trình độ đỉnh cao trong chế biến và lựa chọn nguyên liệu của người Pháp.
Chim họa mi là nguyên liệu cho một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp (Ảnh: istock)
Thưởng thức chim họa mi không phải theo cách thông thường là xẻ nhỏ với dao và nĩa. Thực khách sẽ ngậm trọn thân con vật sao cho phần đầu hướng ra bên ngoài. Từ từ, từng chút một, họ nhai trọn vẹn (bao gồm cả nội tạng) của một trong những món ăn ngon nhất nước Pháp. Chim họa mi nướng kiểu Pháp được coi là cách thưởng thức chất béo tinh tế và cầu kì bậc nhất thế giới.
Khi thưởng thức chim họa mi, thực khách phải dùng khăn ăn trùm kín đầu (Ảnh: MAXPPP)
Theo truyền thống, thực khách thường phải che đầu bằng khăn ăn khi thưởng thức chim họa mi nướng, để né tránh khỏi “đôi mắt phán xét” của Chúa đối với cách thưởng thức có thể đem lại khoái cảm kỳ lạ, nhưng cũng vô cùng tàn nhẫn. (Theo Telegraph)
Bởi cách thức thực hiện chim họa mi béo kiểu Pháp, từ những bước đầu tiên, đã gây nhiều tranh cãi về sự nhẫn tâm.
Chuyện những chú chim họa mi sống trong tối và chìm trong rượu
Họa mi không được gây giống nhân tạo mà hoàn toàn săn bắt từ tự nhiên rồi trải qua điều kiện nuôi nhốt từ 12-28 ngày để vỗ béo. Số chim đã bắt bị can thiệp gây mù mắt mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoặc lèn chặt cứng trong lồng hoàn toàn tối tăm, nơi chúng được cho ăn kê liên tục, bất kể có nhu cầu hay không. Một số được vỗ béo đến tận lúc bị ăn thịt, một số dừng lại hai ngày trước 'giờ phán quyết'.
Việc vỗ béo chim thực hiện trong điều kiện chật chội tối tăm, trước khi chúng bị nhúng ngập trong rượu Armagnac và nướng chín. (Ảnh: Geekandsundry)
Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng (cũng gây tử vong). Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Chỉ cần thêm 5-7 phút nướng nhiệt độ cao là câu chuyện về tấm khăn ăn che mắt Chúa đã thực sự bắt đầu.
Luật sống
Từ cuối những năm 1970, chính phủ Pháp đã ban hành đạo luật cấm săn bắn, bán hoặc ăn chim họa mi, vì số lượng loài trên lãnh thổ Pháp đã ngấp nghé mức tuyệt chủng.
Tuy nhiên, lệnh cấm không được thực thi nghiêm chỉnh. Theo công bố chính thức, lượng chim họa mi đã giảm đến 30 phần trăm chỉ trong mười năm (1997-2007).
Người ta vẫn còn truyền tai nhau về câu chuyện bữa ăn cuối cùng của tổng thống Pháp Mitterrand năm 1995. Trong bữa tiệc linh đình đêm giao thừa, ông đã ăn 30 con hàu Marennes, gan ngỗng, gà trống thiến, uống rượu vang đỏ địa phương trước khi ăn không phải một mà là hai con chim họa mi nướng. Vài ngày sau, tổng thống qua đời vì bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Lệnh cấm săn bắt và ăn thịt chim họa mi đã có từ cuối những năm 1970 nhưng đến năm 2007 mới thật sự được siết chặt trên toàn lãnh thổ Châu Âu (Ảnh: Express.co.uk)
Sự thật, dù không công khai, rất nhiều nhà hàng Pháp trước thời điểm 2007 đều phục vụ món chim họa mi. Mặc dù dưới hình thức săn trộm, nguồn cung họa mi luôn dồi dào và dễ dàng tìm kiếm. Chim họa mi vẫn chết và chết nhiều hơn, dù lệnh bảo vệ chúng còn hiện hữu.
Chỉ đến khi các đạo luật được siết chặt hơn từ năm 2007, bất cứ hành động nào liên quan đến việc săn bắn và ăn chim họa mi đều bị phạt rất nặng hay thậm chí đối diện án tù, lệnh cấm có hiệu lực trên toàn bộ khu vực liên minh châu Âu EU, những 'kẻ che mắt Chúa' chừng như mới chùn bước chân.
Nhiều đầu bếp hàng đầu tại Pháp đang đấu tranh để đưa lại món chim họa mi vào
thực đơn các nhà hàng sang trọng (Ảnh: New York Times)
Nhưng chỉ mới gần đây, một nhóm các đầu bếp hàng đầu nước Pháp, bao gồm Alain Ducasse, người sở hữu 18 ngôi sao Michelin đã vận động chính phủ Pháp hủy lệnh cấm giết và chế biến chim họa mi để bảo tồn nét văn hóa lâu đời. Câu chuyện về sự sống còn của những chú chim họa mi vẫn còn tiếp tục.
Ranh giới nào cho món ăn tuyệt đỉnh tinh tế và tàn bạo tận cùng
Người Pháp sở hữu nền văn hóa ẩm thực đáng tự hào trên thế giới, nhưng cũng là điểm khởi đầu cho những tranh cãi về nhân tính không ngớt. Từ câu chuyện rùng mình về loài ngỗng bị cưỡng ăn qua ống kim loại cứng luồn thẳng vào cổ họng nhằm có buồng gan lớn, đến những chú chim họa mi căng phồng không tự chủ,... tất cả đều để phục vụ thú ăn chơi xa hoa luôn song hành cùng những lời khen ngợi hoa mỹ về sự tinh tế trong thưởng thức.
Ngoài chim họa mi, cách thức thực hiện gan ngỗng béo của người Pháp cũng gây nhiều tranh cãi về nhân tính
Chính sự chênh vênh trong quan điểm của nhiều người về khái niệm món ngon kiểu Pháp đã góp phần khiến gan ngỗng béo, hay chim họa mi nướng trở nên đầy ly kỳ và thu hút.
Lại nói về tấm khăn ăn che mắt Chúa, một truyền thuyết độc đáo, một quan điểm nhân đạo lạ lùng. Phải chăng dù mang niềm tin vào tín ngưỡng tôn giáo, nhưng một món ăn gây tranh cãi về nhân tính cũng khiến con người phải tự dằn vặt lương tâm?
Mr. Duy Duc NGUYEN
PhD student at institute FEMTO-st, 25000 Besançon, France
Phone:
Address: Etage 1, 38 rue Battant, 25000, Besançon, France
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét