Bi Kịch Trịnh Công Sơn
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó.Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.
Trịnh Cung |
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Bi Kịch Trịnh Công Sơn
PHIM HAY
PHIM HAY
https://www.facebook.com/Gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-427705644000816/
https://www.facebook.com/Gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-427705644000816/
https://www.facebook.com/Gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-427705644000816/
https://www.facebook.com/Gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-427705644000816/
Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015
Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố như
Hiểu thêm về câu thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố như”
Thứ tư, 08/02/2006 - 11:33 AM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định
Ông sinh ngày 3-1 tại phường Bích Câu, Hà Nội. Quê gốc Hà Tĩnh, từng nhiều năm sống dân dã dưới chân núi Hồng, ông có cốt cách của người vùng đất ấy, nhưng quan trọng hơn, ông là người hội tụ được cả văn hóa của kinh thành và Kinh Bắc quê mẹ, là người chỉ thi đỗ cỡ tú tài (Tam trường) nhưng có thực học uyên bác vào bậc nhất thời bấy giờ.
Cuộc đời ông có thể chia làm ba giai đoạn: Thời tuổi thơ sống trong nhung lụa, thời lưu lạc và thời làm quan với nhà Nguyễn.
Thời làm quan với nhà Nguyễn, tuy được thăng tiến liên tục, có hai lần được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, tuy liêm khiết tận tụy, nhưng không hào hứng, bày tỏ một thái độ "thức giả như ngu".
Mỗi lần vào chầu vua, ông thường không nói gì, ra dáng sợ sợ, sệt sệt. Ðó là thời kỳ nỗi buồn của ông càng thêm sâu lắng vì sự thế phù vân, vì tiếng kêu khóc của người dân nơi thôn cùng xóm vắng vẫn cất lên ai oán như thời chiến tranh.
Từ nỗi buồn cá nhân, ông mang nỗi buồn đời, và hơn thế là nỗi buồn cho cả kiếp người, nỗi buồn vũ trụ: Du du vân ảnh biến thần tịch, Cổ cổ lãng hoa phù cổ câm, Trần thế bách niên khai nhãn mộng, Hồng sơn thiên lý ỷ lan tâm(Bóng sớm mây chiều thay đổi chóng, Lớp sóng cổ kim chìm nổi mau, Mở mắt trăm năm trong giấc mộng, Quê nhà một nhớ, một lòng đau).
Theo sách Ðại Nam chính biên liệt truyện thì khi ông ốm, người nhà sờ thấy tay chân lạnh cả rồi, ông nói "Ðược" rồi mất, không trối lại điều gì.
Với tác phẩm của Nguyễn Du, có thể nói sự tìm tòi của chúng ta là vô tận. Câu thơ Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như cũng vậy. Ðó là câu kết trong bài thơ chữ Hán Ðộc Tiểu Thanh ký. Nguyên văn như sau:
Tây Hồ hoa uyển tận thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Bài thơ được ông Vũ Tam Tập dịch là:
Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
Tiểu Thanh là một người con gái tài sắc sống vào thời nhà Minh ở tỉnh Chiết Giang, làm lẽ cho một người họ Phùng. Vợ cả ghen, đuổi lên sống trong một ngôi nhà nhỏ trên núi, nàng buồn đến chết ở đó, khi chưa đầy 20 tuổi, nay vẫn còn mộ. Khi nàng chết, vợ cả chưa hết ghen tức, còn đem đốt những gì Tiểu Thanh viết. Nguyễn Du đọc được những bài thơ còn sót lại của nàng, mới xúc động làm bài thơ này.
Ở câu cuối, xưa nay người ta hiểu: Nguyễn Du sống cách Tiểu Thanh ba trăm năm, vì thế ông mới hỏi, ba trăm năm sau, có ai thương xót ông mà nhỏ lệ.
Tôi không dám hiểu sai ý đó nhưng từ lâu vẫn rất băn khoăn. Lẽ nào Nguyễn Du lại cần người thương xót mình khi ông đã coi cái chết nhẹ nhàng đến thế? Các cụ xưa cũng nói, cách hiểu khoảng cách giữa Nguyễn Du và Tiểu Thanh 300 năm, Nguyễn Du và hậu thế ba trăm năm cũng chỉ là giả thiết. Nguyễn Du viết riêng chuyện nàng Tiểu Thanh có những câu tuyệt hay: "Son phấn có thần, sau khi chết còn để lại xót thương, Văn chương không có mệnh, thế mà khi đốt rồi vẫn còn để lụy về sau".
Thế nhưng đến hai câu tiếp theo, tôi nghĩ đã mang tính khái quát: Những nỗi hận của nàng Tiểu Thanh (và của nhiều người khác) cũng khó mà hỏi trời, Ta (Nguyễn Du) tự đặt mình ở vào chỗ của những người oan khuất ấy. Những người oan khuất ấy, trước hết là những người tài sắc như Ðạm Tiên, Tiểu Thanh, Vương Thúy Kiều, cho nên dịch là Cái án phong lưu khách tự mang thật đã tài tình, nhưng e không mang hết nghĩa mà Nguyễn Du muốn nói. Phải chăng còn có tiếng khóc của những người trồng dâu gai; của những tráng sĩ hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên; của chuyện Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau; của chuyện Hồn nếu thật về không chỗ ở, Rắn rồng quỷ quái khắp nhân gian...?
Nguyễn Du đã tự ở vào những nỗi buồn nhân thế ấy. Ba trăm năm là một con số ước lệ, phải chăng còn để chỉ một vòng triều đại, một biến thiên lịch sử thay đổi tính chất xã hội? Sau biến thiên ấy, còn có nhiều người tự đặt mình vào chỗ biết xót thương con người và những giá trị vĩnh hằng? Và có đáng khóc chăng, sau một "ba trăm năm lẻ nữa" vẫn còn nhưng "phong vận kỳ oan"? Có lẽ tiếng khóc của Tố Như còn vọng cho mai hậu nữa chăng, chứ không phải ông mong người khác khóc mình?
Trăm năm vui khổ bao giờ hết - Nguyễn Du từng khẳng định như thế về cuộc đời trong một bài thơ chữ Hán khác, bài Tạp ngâm. Nỗi khổ, nỗi oan, đã không nhờ người, không hỏi trời thì làm sao? Phải quay lại với mình. Chữ Tâm có phải là một con đường? Và những chữ gì nữa?
Tư tưởng của Nguyễn Du phức tạp nhưng không mâu thuẫn. Cũng không phải là Phật, Lão, hay Nho một cách máy móc. Tư tưởng của ông là minh triết Việt Nam, nhân bản Việt Nam. Chúng ta cần đi cùng ông, đến với ông trên con đường ấy.
NGUYỄN SĨ ĐẠI
Độc Tiểu Thanh ký
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Độc Tiểu Thanh kí (Hán tự: 讀小青記) là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của đại thi hào Nguyễn Du.
Thông tin trong bài này hoặc đoạn này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào. Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. |
Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]
Tương truyền Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh, nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là Phần dư tập.
Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết ra bài thơ này. Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.
Bài thơ được rút từ "Thanh Hiên thi tập" và viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn.
Bài thơ[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|
|
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa thu không trở lại - Hà Đình Nguyên
Mùa thu không trở lại
Hà Đình Nguyên
Ðến
ltluong@gmail.com Hoanh Duong Duc Nguyen Duc Phan Huy KQ và 19 người nhận khác...
Mùa thu không trở lại
Hà Đình Nguyên
... Có lần, Phạm Trọng Cầu tiết lộ anh là tác giả ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại. Tôi cãi, bởi vì trước năm 1975, tôi có tập nhạc 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp (trong đó có ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại) của tác giả Phạm Trọng. Anh cười xác nhận, sau năm 1975 anh mới thêm vào chữ “Cầu” cho tên anh được đầy đủ như trong giấy khai sinh.
Nhạc sĩ cho biết: anh sinh đúng vào ngày Noel (25.12.1935) tại Phnom Penh (Nam Vang). Cha anh là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, nhưng đang làm việc tại đây nên năm 1943, đã đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ của anh mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước. Anh cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline… Tuy nhiên, thời gian này khá ngắn ngủi - chưa tới 2 năm thì chiến cuộc lan tràn, gia đình anh phải tản cư lên Biên Hòa. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, gia đình anh trở về Sài Gòn, rồi chuyển dần xuống miền Tây.
Năm 1953, Phạm Trọng Cầu thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18 tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách đã sáng tác ca khúc Trường Làng Tôi… Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Pháp).
Tại Paris, anh đã viết 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp, trong đó có Mùa thu không trở lại… Với ca khúc này, Phạm Trọng Cầu tâm sự: “Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gái Việt Nam có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàng phải về nước và không bao giờ trở lại Paris nữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu - khung cảnh mùa thu ở châu Âu rất đẹp, nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật tê tái: “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại. Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u. Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề. Qua vườn Luxembourg. Sương rơi che phố mờ, buồn này ai có mua? Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng, ngập dòng nước sông Seine. Mưa rơi trên phím đàn, chừng nào cho tôi quên?... Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa. Đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…”.
Tôi hỏi anh có phải cô ấy tên Thu không mà anh cứ lặp lại câu điệp khúc “Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại”? Anh trầm ngâm: “Đối với tôi... là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đi ngang qua khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu "Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại...". Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”...
Hà Đình Nguyên
*** Mùa Thu Không Trở Lại (xin bấm vào link dưới đây)
________________________________________
THÁI THANH, TIẾNG HÁT VƯỢT THỜI GIAN
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi".
Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng
Hát Lên Đồng"!). Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu giọng hát Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm thủ Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử
Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng".
Hát Lên Đồng"!). Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu giọng hát Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm thủ Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử
Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng".
Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều
người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "Tiếng hát" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "Tiếng hát" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về "ngôi vị" của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng "người trong giới", đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thuở ấy - Lệ Thu. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí: "Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!". Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã "sửa" ca từ của một câu khi hát "Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?" Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận "nghiêng đầu" trước Thái Thanh. Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác),
giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất.
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi
họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng
họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm
"khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng
"âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng)
trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp
lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà
không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ...,
của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ
"bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt,
rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang
bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của
người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với
bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ...
giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất.
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi
họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng
họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm
"khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng
"âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng)
trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp
lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà
không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ...,
của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ
"bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt,
rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang
bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của
người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với
bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ...
(Không rõ tác giả)
____________________________________
Một sưu tập 300 ca khúc do THÁI THANH hát.
*Click mũi tên trước tựa đề để nghe bài hát.
_____________________________
*** MÙA THU KHÔNG TRỞ LẠI
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)