Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Buồn Tàn...
THU QUYEN RU pps.
----------------------------------------------
Chào các bạn,
Phần giới thiệu của mình với các bạn trong mục “Ca Khúc Vượt Thời Gian” hôm nay là các ca khúc lãng mạn: “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”,“Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi”, đã ghi dấu ấn trong lịch sử Tân Nhạc Việt Nam của Nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của ông vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, NS Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, Tân Nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, ông còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh Em Khá Cầm Tay”.
Nhạc sĩ Văn Cao.Bà Nghiêm Thúy Băng. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát “Buồn Tàn Thu”, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, ông rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô Gái Dậy Thì”, “Sám Hối”, “Nửa Đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc Khiêu Vũ Những Người Tự Tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, ông thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, ông viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay “Buồn Tàn Thu”, ông đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau “Buồn Tàn Thu”, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là “Thu Cô Liêu” và “Suối Mơ”. Trong đó “Suối Mơ” vốn là một đoạn của bản “Trương Chi 1” được ông phát triển thêm và cùng NS Phạm Duy hoàn tất. Bản “Trương Chi” nổi tiếng sau là “Trương Chi 2”.
Bên cạnh đề tài mùa thu, ông cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là “Cung Đàn Xưa” và “Bến Xuân”. Nhạc phẩm “Bến Xuân” có sự tham gia của NS Phạm Duy, nhưng về sau ông viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên “Đàn Chim Việt”. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, NS Văn Cao đã giành được thành công. “Buồn Tàn Thu” được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. “Suối Mơ”, “Bến Xuân” được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của NS Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là “Thiên Thai” và “Trương Chi”. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, NS Văn Cao tự nhận mình là “Người sông Ngự”, ghi: “Ảnh hưởng sông nước khúc “Thiên Thai” cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!”. Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của NS Văn Cao.
Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, “Thiên Thai” có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ Trầm Lặng được thực hiện, “Thiên Thai” được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như “Thiên Thai”, “Trương Chi” cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: “Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ”…. Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính ông.
NS Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Năm 2005, mười năm sau ngày NS Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. “Đường Văn Cao” sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây.
Tên “Đường Văn Cao” cũng được nhiều thành phố lớn ở Việt Nam dùng đặt tên đường trong thành phố để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa này.
Dưới đây mình có bài “Cố nhạc sĩ Văn Cao và những chuyện tình chưa kể sau 20 năm ngày mất” cùng với 14 clips tổng hợp các ca khúc “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi” của NS Văn Cao để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Cố nhạc sĩ Văn Cao bên cạnh vợ – mối tình duy nhất, bà Nghiêm Thúy Băng.
(Diệu Linh – Ảnh: Gia đình cung cấp)
Và có lẽ cũng sẽ ít ai biết được tác phẩm “Làng Tôi” cũng chính là món quà cưới đẹp, lãng mạn nhất mà cố nhạc sĩ đã viết tặng cho vợ hiền, bà Nghiêm Thúy Băng.
Từ những sáng tác Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu cho tới Trương Chi,.. mỗi bản tình ca của cố nhạc sĩ Văn Cao luôn ẩn hiện thấp thoáng đâu đó hình ảnh của một “bóng hồng” và một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng sâu kín. Hình tượng người phụ nữ trong tình khúc Văn Cao không cụ thể như trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, không ma mị như trong tác phẩm về tình yêu của Phạm Duy, nhưng người phụ nữ của nhạc sĩ Văn Cao lại gần gũi nhưng cũng thật xa mà lại giản dị.
Và có lẽ với những gì nói về cố nhạc sĩ Văn Cao và những câu chuyện tình sau 20 năm ngày mất không thể không nhắc tới bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của ông. Bà cũng chính là mối tình lớn duy nhất trong cuộc đời của “cây đại thụ lớn” nền tân nhạc Việt Nam.
Nhưng có lẽ, 20 năm ngày mất cố nhạc sĩ Văn Cao cũng là 20 năm cuộc sống của bà Băng thiếu đi bóng dáng của người bạn đời, người tri kỷ, người viết nên ca khúc Làng tôi để tặng bà làm món quà cưới thay cho những thứ vật chất phù phiếm trên đời.
Khi nhắc đến những bóng hồng thấp thoáng trong những bản tình ca, nhạc sĩ Văn Cao cho rằng, hình tượng người thiếu nữ trong tác phẩm của ông rất mơ hồ, họ xuất hiện trong không gian tưởng tượng của ông.
“Gặp thì không phải không nhiều, người ta yêu tôi cũng nhiều nhưng tôi yêu lại thì không bao giờ. Có một thời gian tôi không muốn yêu một ai cả. Tôi có thể thích cái đẹp nhưng rất sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người ta, nhất là những người con gái xinh tươi”, cố nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự. Và cũng chính những điều đó, mà sau này khi gặp người vợ của mình, bà Nghiêm Thúy Băng, với cố nhạc sĩ Văn Cao, đây là tình yêu duy nhất tròn vẹn và thanh quý.
Làng tôi – món quà cưới lãng mạn
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Bố bà là chủ nhà in, đồng thời là chủ bút hai tờ báo lớn. Nghiêm Thúy Băng là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ.
Khi đó, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có đôi lần gặp được nhạc sĩ Văn Cao. Từ lâu Nghiêm Thuý Băng đã say mê nhạc của Văn Cao, khi gặp được tác giả, tình cảm càng thêm nồng. Chàng trai Văn Cao cũng rung động trước vẻ đẹp quý phái của cô tiểu thư. Rồi cả hai đã phải lòng và cưới nhau một năm sau đó. Đánh dấu cho kỉ niệm này là bài hát Làng tôi, Văn Cao sáng tác tặng vợ như một món quà cưới.
Đầu năm 1947, sau ngày toàn quốc kháng chiến, Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến. Vì cuộc kháng chiến xảy ra sớm hơn dự định nên Văn Cao không kịp tổ chức một đám cưới trang trọng tại Hà Nội. Đám cưới của chàng nhạc sĩ tài hoa và cô tiểu thư được tổ chức đơn giản tại một ngôi nhà dân tại Ba Thá ven sông Đáy, chỉ với vài người thân bên nội ngoại.
Tại vùng quê yên bình này, Văn Cao đã sáng tác bài Làng tôi. Bà Nghiêm Thúy Băng là người đầu tiên được Văn Cao hát tặng như một món quà cưới.
Bà Thúy Băng từng viết: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh. Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào. Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét hình ảnh của tôi… Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
“Giữa những ngày dằng dặc. Chỉ còn khuôn mặt em. Sáng trong và bình lặng…” – đó là những vần thơ đầy ắp tình cảm mà nhạc sĩ Văn Cao đã viết riêng cho nhan sắc của cuộc đời mình.
Bến Xuân và mối tình thẹn thùng
Một trong những tác phẩm của Văn Cao được nhiều yêu thích là bài Bến xuân. Trong cuốn băng video Văn Cao – Giấc mơ đời người (đạo diễn Đinh Anh Dũng, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 1995, tái bản năm 2009), trong phần giới thiệu ca khúc Bến xuân, nhạc sĩ Văn Cao tâm sự: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”…
Người con gái ấy tên là Hoàng Oanh. Đó là những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao chơi rất thân với Kim Tiêu. Trong một lần Kim Tiêu đưa Hoàng Oanh đến buổi tập những sáng tác đầu tay của Văn Cao, hai người phải lòng nhau từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi Hoàng Oanh biết Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc nổi tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho ông càng tăng lên. Và để từ chỗ yêu giọng hát của Kim Tiêu, Hoàng Oanh thầm kín dành tình cảm cho tác giả của Buồn tàn thu.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, ở Bến Ngự. Lần đến thăm đầu tiên cũng là lần cuối cùng đã đi vào lời ca của bài hát nổi tiếng Bến xuân. “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân.Mắt em như dáng thuyền soi nước. Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”. Không chỉ đến thăm suông mà nàng còn ngồi làm mẫu cho Văn Cao vẽ, rồi ân cần ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ sáng tác nhạc…
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ tới người bạn của mình. Sau này, chính Kim Tiêu lại là người đầu tiên giúp Văn Cao thể hiện Bến xuân. Nhưng Kim Tiêu lại không thể đến được với Hoàng Oanh.
Hoàng Oanh sau này lại kết hôn với Hoàng Quý, nhạc sĩ đàn anh của Văn Cao. Tuy nhiên người nhạc sĩ này cũng chỉ sống với Hoàng Oanh ít lâu rồi qua đời. Người góa phụ trẻ Hoàng Oanh không ai biết sau này ra sao.
oOo
Phần giới thiệu của mình với các bạn trong mục “Ca Khúc Vượt Thời Gian” hôm nay là các ca khúc lãng mạn: “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”,“Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi”, đã ghi dấu ấn trong lịch sử Tân Nhạc Việt Nam của Nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của ông vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, NS Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, Tân Nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, ông còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh Em Khá Cầm Tay”.
Nhạc sĩ Văn Cao.Bà Nghiêm Thúy Băng. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát “Buồn Tàn Thu”, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, ông rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô Gái Dậy Thì”, “Sám Hối”, “Nửa Đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc Khiêu Vũ Những Người Tự Tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, ông thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, ông viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay “Buồn Tàn Thu”, ông đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau “Buồn Tàn Thu”, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là “Thu Cô Liêu” và “Suối Mơ”. Trong đó “Suối Mơ” vốn là một đoạn của bản “Trương Chi 1” được ông phát triển thêm và cùng NS Phạm Duy hoàn tất. Bản “Trương Chi” nổi tiếng sau là “Trương Chi 2”.
Bên cạnh đề tài mùa thu, ông cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là “Cung Đàn Xưa” và “Bến Xuân”. Nhạc phẩm “Bến Xuân” có sự tham gia của NS Phạm Duy, nhưng về sau ông viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên “Đàn Chim Việt”. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, NS Văn Cao đã giành được thành công. “Buồn Tàn Thu” được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. “Suối Mơ”, “Bến Xuân” được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của NS Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là “Thiên Thai” và “Trương Chi”. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, NS Văn Cao tự nhận mình là “Người sông Ngự”, ghi: “Ảnh hưởng sông nước khúc “Thiên Thai” cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!”. Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của NS Văn Cao.
Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, “Thiên Thai” có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ Trầm Lặng được thực hiện, “Thiên Thai” được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như “Thiên Thai”, “Trương Chi” cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: “Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ”…. Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính ông.
NS Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Năm 2005, mười năm sau ngày NS Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. “Đường Văn Cao” sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây.
Tên “Đường Văn Cao” cũng được nhiều thành phố lớn ở Việt Nam dùng đặt tên đường trong thành phố để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa này.
Dưới đây mình có bài “Cố nhạc sĩ Văn Cao và những chuyện tình chưa kể sau 20 năm ngày mất” cùng với 14 clips tổng hợp các ca khúc “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi” của NS Văn Cao để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Cố nhạc sĩ Văn Cao bên cạnh vợ – mối tình duy nhất, bà Nghiêm Thúy Băng.
(Diệu Linh – Ảnh: Gia đình cung cấp)
Và có lẽ cũng sẽ ít ai biết được tác phẩm “Làng Tôi” cũng chính là món quà cưới đẹp, lãng mạn nhất mà cố nhạc sĩ đã viết tặng cho vợ hiền, bà Nghiêm Thúy Băng.
Từ những sáng tác Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu cho tới Trương Chi,.. mỗi bản tình ca của cố nhạc sĩ Văn Cao luôn ẩn hiện thấp thoáng đâu đó hình ảnh của một “bóng hồng” và một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng sâu kín. Hình tượng người phụ nữ trong tình khúc Văn Cao không cụ thể như trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, không ma mị như trong tác phẩm về tình yêu của Phạm Duy, nhưng người phụ nữ của nhạc sĩ Văn Cao lại gần gũi nhưng cũng thật xa mà lại giản dị.
Và có lẽ với những gì nói về cố nhạc sĩ Văn Cao và những câu chuyện tình sau 20 năm ngày mất không thể không nhắc tới bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của ông. Bà cũng chính là mối tình lớn duy nhất trong cuộc đời của “cây đại thụ lớn” nền tân nhạc Việt Nam.
Nhưng có lẽ, 20 năm ngày mất cố nhạc sĩ Văn Cao cũng là 20 năm cuộc sống của bà Băng thiếu đi bóng dáng của người bạn đời, người tri kỷ, người viết nên ca khúc Làng tôi để tặng bà làm món quà cưới thay cho những thứ vật chất phù phiếm trên đời.
Khi nhắc đến những bóng hồng thấp thoáng trong những bản tình ca, nhạc sĩ Văn Cao cho rằng, hình tượng người thiếu nữ trong tác phẩm của ông rất mơ hồ, họ xuất hiện trong không gian tưởng tượng của ông.
“Gặp thì không phải không nhiều, người ta yêu tôi cũng nhiều nhưng tôi yêu lại thì không bao giờ. Có một thời gian tôi không muốn yêu một ai cả. Tôi có thể thích cái đẹp nhưng rất sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người ta, nhất là những người con gái xinh tươi”, cố nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự. Và cũng chính những điều đó, mà sau này khi gặp người vợ của mình, bà Nghiêm Thúy Băng, với cố nhạc sĩ Văn Cao, đây là tình yêu duy nhất tròn vẹn và thanh quý.
Làng tôi – món quà cưới lãng mạn
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Bố bà là chủ nhà in, đồng thời là chủ bút hai tờ báo lớn. Nghiêm Thúy Băng là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ.
Khi đó, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có đôi lần gặp được nhạc sĩ Văn Cao. Từ lâu Nghiêm Thuý Băng đã say mê nhạc của Văn Cao, khi gặp được tác giả, tình cảm càng thêm nồng. Chàng trai Văn Cao cũng rung động trước vẻ đẹp quý phái của cô tiểu thư. Rồi cả hai đã phải lòng và cưới nhau một năm sau đó. Đánh dấu cho kỉ niệm này là bài hát Làng tôi, Văn Cao sáng tác tặng vợ như một món quà cưới.
Đầu năm 1947, sau ngày toàn quốc kháng chiến, Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến. Vì cuộc kháng chiến xảy ra sớm hơn dự định nên Văn Cao không kịp tổ chức một đám cưới trang trọng tại Hà Nội. Đám cưới của chàng nhạc sĩ tài hoa và cô tiểu thư được tổ chức đơn giản tại một ngôi nhà dân tại Ba Thá ven sông Đáy, chỉ với vài người thân bên nội ngoại.
Tại vùng quê yên bình này, Văn Cao đã sáng tác bài Làng tôi. Bà Nghiêm Thúy Băng là người đầu tiên được Văn Cao hát tặng như một món quà cưới.
Bà Thúy Băng từng viết: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh. Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào. Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét hình ảnh của tôi… Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
“Giữa những ngày dằng dặc. Chỉ còn khuôn mặt em. Sáng trong và bình lặng…” – đó là những vần thơ đầy ắp tình cảm mà nhạc sĩ Văn Cao đã viết riêng cho nhan sắc của cuộc đời mình.
Bến Xuân và mối tình thẹn thùng
Một trong những tác phẩm của Văn Cao được nhiều yêu thích là bài Bến xuân. Trong cuốn băng video Văn Cao – Giấc mơ đời người (đạo diễn Đinh Anh Dũng, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 1995, tái bản năm 2009), trong phần giới thiệu ca khúc Bến xuân, nhạc sĩ Văn Cao tâm sự: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”…
Người con gái ấy tên là Hoàng Oanh. Đó là những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao chơi rất thân với Kim Tiêu. Trong một lần Kim Tiêu đưa Hoàng Oanh đến buổi tập những sáng tác đầu tay của Văn Cao, hai người phải lòng nhau từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi Hoàng Oanh biết Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc nổi tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho ông càng tăng lên. Và để từ chỗ yêu giọng hát của Kim Tiêu, Hoàng Oanh thầm kín dành tình cảm cho tác giả của Buồn tàn thu.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, ở Bến Ngự. Lần đến thăm đầu tiên cũng là lần cuối cùng đã đi vào lời ca của bài hát nổi tiếng Bến xuân. “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân.Mắt em như dáng thuyền soi nước. Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”. Không chỉ đến thăm suông mà nàng còn ngồi làm mẫu cho Văn Cao vẽ, rồi ân cần ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ sáng tác nhạc…
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ tới người bạn của mình. Sau này, chính Kim Tiêu lại là người đầu tiên giúp Văn Cao thể hiện Bến xuân. Nhưng Kim Tiêu lại không thể đến được với Hoàng Oanh.
Hoàng Oanh sau này lại kết hôn với Hoàng Quý, nhạc sĩ đàn anh của Văn Cao. Tuy nhiên người nhạc sĩ này cũng chỉ sống với Hoàng Oanh ít lâu rồi qua đời. Người góa phụ trẻ Hoàng Oanh không ai biết sau này ra sao.
oOo
From: haivu1946@hotmail.com
To: vutkim@hotmail.com; vuwchuong@hotmail.com; nganmaina@gmail.com; dinh2505@yahoo.com; hp.tntruong@gmail.com; nhoart@hotmail.com; nhankk5@gmail.com; haivu1946@gmail.com; maiquyusa@msn.com
Subject: Fw: Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
Date: Sun, 11 Sep 2016 18:13:14 +0000
Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
07/09/201609:45:00(Xem: 5073)
Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
Trịnh Thanh Thủy
.
.
Nhắc đến Thanh Lan, hầu như người dân miền nam Việt Nam trước năm 1975, ai cũng biết. Cô từng là một ca sĩ hát nhạc trẻ, nhạc Pháp được hâm mộ và đã tham dự những buổi đại hội nhạc trẻ được tổ chức trước năm 1975. Ngoài việc rất ăn ảnh, Thanh Lan là một tài năng hiếm có và đa dạng. Cô không những thành công trong lãnh vực âm nhạc mà còn trong sân khấu kịch nghệ và điện ảnh.
Cô bắt đầu sự nghiệp nhiều mặt của mình khi 12 tuổi đi hát cho đài phát thanh trong ban Việt Nhi. Năm 18 tuổi diễn vở kịch thứ nhất trên đài truyền hình và năm 20 tuổi bắt đầu đóng cuốn phim đầu tiên. Cô học trung học ở trường Pháp Marie Curie, và tốt nghiệp đại học ở Văn Khoa. Cô đã từng lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước. Hiện nay cô định cư ở Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục sự nghiệp người nghệ sĩ của mình.
.
.
Trịnh Thanh Thủy: Chào chị Thanh Lan. Với T và người Viêt hải ngoại, có lẽ hình ảnh người ca sĩ áo trắng tuổi học trò thật dễ thương của chị vẫn còn ghi đậm trong ký ức họ. Hôm nay T xin phép được hỏi chị về những câu chuyện xảy ra trong thời gian trước 1975 như một trở về quá khứ nhé chị. T được biết chị đi hát từ năm 12 tuổi. T nghe nói chị có trí nhớ rất dai, xin chị kể lại kỷ niệm lần đầu chị lên sân khấu như thế nào ở cái tuổi 12, nếu chị còn nhớ. Ban Việt Nhi do ai sáng lập và bài hát đầu đời trên sân khấu của chị là gì?
Thanh Lan: Những ngày mới bước chân vào lớp sixième (đệ thất) trường Marie Curie, Thanh Lan có thói quen nghe những chương trình tân nhạc Việt Nam trên đài phát thanh Saigon. Lúc ấy mới 12 tuổi nhưng đã mê âm nhạc lắm và đã học qua 3 năm piano với ma sơ trường Saint Paul, bà Thẩm Oánh và ông Nghiêm Phú Phi. Một buổi trưa Chủ Nhật, Thanh Lan vô tình nghe được chương trình phát thanh của ban Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức điều khiển. Thích lắm, nên tâm sự với Mẹ. Mẹ bèn kể cho thầy Nghiêm Phú Phi, nên thầy đã viết thư giới thiệu để ngày chủ nhật sau Thanh Lan được Mẹ dẫn đến đài phát thanh Saigon gặp nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi tuần sau nữa, Thanh Lan được cậu Liêm đưa đến nhà của nhạc sĩ Nguyễn Đức để thử giọng, rồi chủ nhật tuần sau đó nữa Thanh Lan được đơn ca lần đầu tiên trong đời bài hát do chính Thanh Lan chọn(mà cậu Liêm đã đàn guitar tập cho Thanh Lan ở nhà). Đó là nhạc phẩm ” Vui đời nghệ sỹ ” của nhạc sĩ Văn Phụng. Thanh Lan thâu đài phát thanh Saigon mỗi chủ nhật, chừng hơn một năm thì ngưng vì chương trình học của trường quá nặng. Sau này nhạc sĩ Nguyễn Đức cũng có sắp xếp cho các học trò hát tại các sân khấu.
Pic 1. Thanh Lan trong đại hội nhạc trẻ Taberd
TTT: Trở về khung trời đại học, là một sinh viên Văn Khoa ngày ấy, vừa đi học vừa xây dựng sự nghiệp ca hát, đóng kịch, điện ảnh, làm sao chị có thể hoàn thiện mọi việc và lấy được chứng chỉ tốt nghiệp hay thế? Kiến thức đại học có giúp ích gì cho sự trau dồi nghệ thuật không? Xin chị kể một kỷ niệm đẹp thời sinh viên đứng hát ở khuôn viên ngôi trường thân yêu của mình hay các đại học khác.
TL: Thanh Lan nhớ nhất là ngày quay phim Yêu của đạo diễn Đỗ tiến Đức.
Ngày đó Thanh Lan cũng phải vào đài truyền hình để quay hình một bài hát rất buồn, phải tập trung tư tưởng dữ lắm. Đến giờ đi quay phim, đoàn phim đến đón mà bài hát chưa quay xong. Thanh Lan đang nước mắt lã chã rơi, đứng hát trước máy quay hình mà đã nhìn thấy bà chủ hãng phim lấp ló bồn chồn. Cố gắng lắm, mới diễn cho xong bài hát để chạy đến căn biệt thự mà đoàn phim đang chờ. Nhưng lâu lâu mới gặp hôm bận bịu như vậy chứ thật ra thì mười bữa, nửa tháng , mới thâu TV một lần. Thanh Lan cũng không hát phòng trà ban đêm, chỉ hát ở Ritz với anh Jo Marcel có vài tháng vì ba của Thanh Lan lỡ nhận lời khi Thanh Lan còn đang đi hát tại Âu Châu vắng nhà. Thanh Lan thật sự hát độc quyền tại phòng trà Tự Do năm 1974.
Thanh Lan học về văn chương , chủ yếu là đọc sách nhiều, nhớ đến những ngày gần như thuộc lòng hai cuốn Moby Dick và The scarlet letter, rồi Hamlet… Dĩ nhiên đọc sách nhiều cũng giúp cho nội tâm mình phong phú hơn. Và những vở kịch mình đã học qua cũng giúp ích cho mình khi phân tích những nhân vật hoặc bài hát mình sắp thể hiện.
TTT: Ngoài tài năng ca hát, chị cũng rất xuất sắc trong lãnh vực thoại kịch. Từ thời thơ ấu, trước 1975, T đã từng thấy chị trong khung hình TV đen trắng của đài Truyền Hình VN số 9 trong ban kịch Vũ Đức Duy với vở Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan(giám đốc Kịch nghệ tại trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài-gòn). Kịch của ông thường có nét kịch Tây phương và tính triết lý cao. T nhớ một phân cảnh trong một cửa tiệm của thương xá có bày những pho tượng ma-ni-canh(manequinne) vào ban đêm. Chị thủ vai một cô gái bị bệnh tâm thần đứng thủ thỉ nói chuyện với các pho ma-ni-canh. Lời thoại đôi khi khó hiểu. Xin chị cho biết, chị có gặp khó khăn hay trở ngại trong việc diễn xuất, khi được giao đóng một vai chính khó như vậy không? Từ sân khấu âm nhạc qua kịch nghệ chị học hỏi từ đâu và có phải qua một trường lớp nào trong việc huấn luyện không ?
TL: Như khi nãy TL vừa thổ lộ, từ thuở trung học Marie Curie TL đã học phân tích nhiều vở kịch của Molière, Corneille, Racine. Rồi khi lên đại học thì có diễn vở “A streetcar named desire” do ông Duane Hauch giáo sư người Mỹ đạo diễn và diễn tại hội Việt Mỹ Saigon(TL diễn vai Stella). Bản tiếng Việt do anh Lê Tuấn dịch. Ngoài ra, từ mấy năm trước TL đã thủ vai chính cho nhiều vở bi kịch trên màn ảnh nhỏ trong các ban kịch Linh Sơn, Vũ Đức Duy, Mặc Can.
Năm 1971, Ban kịch Thanh Lan được thành lập và ra mắt khán thính giả lần đầu trong vở “Những người không chịu chết ” của giáo sư Vũ Khắc Khoan trên đài truyền hình Saigon. (Trước khi quay hình có đến tận nhà giáo sư xin phép đàng hoàng. Giáo sư tin tưởng nên mới cho phép). Mục đích của ban kịch là gửi đến khán giả những tác phẩm văn học Việt Nam và các nước. Các thành phần diễn viên đều có trình độ đại học, gồm có:
Thanh Lan, Nguyễn Lập Chí trong hai vai nữ và nam chính, Special guests: Vũ Đức Duy, Lê Cung Bắc , Hoàng Oanh, Phạm thái Dũng, và một số kịch sĩ sinh viên. Đặc biệt nhạc nền Thanh Lan đã nhờ nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết. Và thêm phần soprano vocal với các giọng nữ Mai Hương, Quỳnh Giao và Thanh Lan. Vở kịch này cũng đã được diễn tại rạp Norodom Saigon và trường đại học Dalat.
Thanh Lan dự định năm 74 sẽ trình làng vở “Ngộ nhận” (Le malentendu của Albert Camus). Nhưng bận bịu quá, rồi qua 75 thì coi như hết làm gì được rồi
Pic 2. Thanh Lan trong vai Stella của vở kịch “A streetcar named desire”, năm 1971.
TTT: Là một nghệ sĩ đa tài, chị bước vào điện ảnh và thành công lên tiếp. Trong các phim chị đóng qua trước 75, chị thích vai trò của mình trong cuốn phim nào nhất? Tại sao?
TL: Cũng nhờ diễn kịch trên TV nên TL đã được sự tin tưởng của các đạo diễn từ những ngày mới đến với điện ảnh. Trước 75, vai chính đầu tiên là “Tiếng hát học trò”, đạo diễn Thái thúc Nha, TL cùng diễn với Huy Cường, Thu Hương. Vai chính cuối cùng trước 1975, là “Number ten blues”. Phim này do hãng Amino ở Tokyo sản xuất, TL cùng diễn với các tài tử Nhật Yusuke Kawazu, Kenji Isomura và tài tử VIệt Nam Đoàn Châu Mậu. Khi ra mắt tại các đại hội điện ảnh quốc tế năm 2013( Canada, Pháp, Mỹ, Hoà Lan, Nhật) thì đạo diễn Norio Osada đã thêm vào tên phim “Good bye Saigon”. Lý do vì sao 38 năm sau mới ra mắt thì đạo diễn nói đây là một phép lạ vì tưởng cuốn phim thất lạc rồi.
Đây cũng là vai trò TL thích nhất vì có nhiều challenge cho một tài tử Việt Nam vào thời đó. Trước hết phải diễn bằng tiếng Anh, phải chạy suốt chiều dài thành nội ở Huế, phải lội dưới sông,lăn lộn giữa bùn cùng hai tài tử Nhật , và phải biết…..hát. Hihi.
Pic 3. Thanh Lan và Yusuke Kawazu trong phim “Number ten Blues, good bye Saigon”, tháng 3 tại thành nội Huế
TTT: Năm 1971 chị được trao giải “Nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất” của Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật thuộc phủ Tổng Thống, qua bộ phim “Tiếng hát học trò”. Chị có kỷ niệm nào đáng nhớ khi đóng bộ phim đã làm nổi danh chị trong giải thưởng này không?
TL: Theo quan niệm riêng của Thanh Lan thì sau khi đã diễn những vở kịch dài hằng mấy tiếng đồng hồ trên TV mà không được ngưng lại để nghỉ(trừ khi hết màn phải vào thay áo qua màn sau), thì đóng phim quá…khỏe, vì chỉ cần thuộc có một câu hoặc một đoạn rồi ngừng lại để …đặt đèn lại và đổi góc máy. Nhưng diễn như vậy cũng không thoải mái vì đang khóc ngon lành đạo diễn lại bảo “cắt”. Rồi nửa tiếng sau, khi các chuyên viên đã làm xong công việc của họ rồi thì mình lại vào ngồi …khóc tiếp. Nói tóm lại việc nào cũng có cái khó của nó. Với cuốn phim đầu tiên mà Thanh Lan đã được mời vào dinh Độc Lập cùng bao nhiêu là các vị có tên tuổi của Saigon Hòn Ngọc Viễn Đông trong buổi trao giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật, có thể nói là danh vọng đến quá dễ dàng. Tuy nhiên, danh vọng không phải là điều mình tìm kiếm. Chỉ vì ở trường học kịch thơ nhiều quá nên mê kịch, mà từ thuở bé đã mê xem phim lắm. Tết có được bao nhiêu tiền lì xì đều bỏ ra xem phim hết.
Trong phim Tiếng hát học trò TL nhớ nhất là anh Huy Cường. Anh nói giọng Bắc thật trầm ấm, diễn dễ dàng như không diễn. Ngoài đời thì luôn ăn nói lịch sự. Anh thủ vai bồ của mẹ TL do nữ ca sĩ Thu Hương đóng. Và có cảnh anh đàn guitar cho TL hát bài Tiếng hát học trò. Sau này anh qua đời vì tai nạn xe cộ, nghĩ đến anh TL buồn mãi.
Pic 4. Thanh Lan trên thảm đỏ Festival of globe 2015 in San Jose, California.
TTT: Chị qua Hoa Kỳ định cư rất trễ, hẳn nhiên trong nước còn rất nhiều fan ái mộ chị. Nếu vì một lý do nào đó như có lời mời trở về VN để hoạt động trong các lãnh vực ca hát kịch nghệ, hay điện ảnh, chị có trở về không? Nếu có bị dư luận phê phán, cảm nghĩ của chị thế nào?
TL: Lần đầu tiên Thanh Lan nhận được lời mời về Saigon hát tại rạp Hoà Bình trong một chương trình hoàn toàn nhạc Pháp vào năm 2005, lần đó Thanh Lan từ chối. Mười năm nay Thanh Lan vẫn nhận được những lời mời về trình diễn tại quê nhà nhưng Thanh Lan vẫn tiếp tục …..làm ngơ.
Nghĩ đến mấy chục triệu khán giả từ 50 năm qua, Thanh Lan thổn thức muốn về để gặp lại, để bùi ngùi nhìn lại nhau giờ ai cũng đã hai màu tóc. Nhân đây xin được gửi đến tất cả khán giả của Thanh Lan tại quê nhà lời chào thân ái, quí vị đã biết Thanh Lan từ khi còn là cô bé con học trung học, đến nay mấy mươi năm qua quí vị vẫn thương Thanh Lan như xưa, theo dõi từng niềm vui nỗi buồn. Muốn bằng xương bằng thịt đứng trên sân khấu hát say sưa cho quí vị thấy và nghe như những ngày xưa ấy. Nhưng biết sao bây giờ. Từ ngày rời quê hương chưa một lần bước chân về, quí vị xem Thanh Lan qua vidéo vậy nhé.
Xin cám ơn chị Thanh Lan rất nhiều, chúc cho chị ngày càng thành công rực rỡ.
Trịnh Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét