Hồi Ký Nguyễn Văn Đông – Nguyễn Văn Đông
Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hóa, nằm sát biên giới Việt Nam-Cam Bốt, sau này là tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị của tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp Tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phải được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh của người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngở rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”Rồi mơ ước rất đời thường:“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây mái nhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.Còn với hãng dĩa Continental:Vào năm 1960, tôi và người bạn cao niên tên là Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sài Gòn, cùng đứng ra sáng lập hãng dĩa Continental và Sơn Ca. Ông Huỳnh Văn Tứ phụ trách giám đốc sản xuất, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phụ trách giám đốc nghệ thuật. Chủ trương của chúng tôi là nhắm vào hai bộ môn Tân Nhạc và Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ. Về lãnh vực Tân Nhạc, tôi cho ra đời hàng trăm chương trình mang dấu ấn của hãng Continental, Sơn Ca, Premier. Chính hãng Continental, Sơn Ca đã đi tiên phong trong việc thực hiện Album riêng cho từng cá nhân ca sĩ, như Khánh Ly với Sơn Ca số 7, Lệ Thu với Sơn Ca số 9, Thái Thanh và Ban Hợp Ca Thăng Long với Sơn Ca số 10 và nhiều Album cho Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, làm vinh danh những tài năng này ở thập niên 60 và 70. Riêng về bộ môn Sân Khấu Cải Lương Ca Cổ , tôi đã thực hiện hàng trăm chương trình Tân Cổ Giao Duyên và trên 50 vở tuồng cải lương kinh điển nổi tiếng như Nửa Đời Hương Phấn, Đoạn Tuyệt, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Mưa Rừng… vân vân. Chính trong thời gian này, tôi tạo thêm hai bút danh nữa là nhạc sĩ Phượng Linh và soạn giả Đông Phương Tử, nhằm phục vụ cho bộ môn Cải Lương Sân Khấu và Tân Cổ Giao Duyên. Bút danh Phượng Linh để sáng tác phần nhạc đệm và bài ca tân nhạc lồng trong các vở tuồng cải lương, phối hợp với giàn cổ nhạc gồm những danh cầm như Văn Vỹ, Năm Cơ, Hai Thơm. Còn bút danh Đông Phương Tử là soạn các bài tân cổ giao duyên và đạo diễn thâu thanh các vở tuồng cải lương. Tiếc thay, những công trình tâm huyết đó đã bị gạt ra bên lề xã hội sau biến cố lịch sử 30 tháng Tư năm 1975.Nói về những nhạc phẩm sau này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự:Sau tháng 4/1975, tôi đi học tập “cải tạo” 10 năm. Khi trở về nhà, tôi mang theo nhiều chứng bệnh trầm trọng, tinh thần và thể xác bị suy sụp. Suốt 30 năm qua, tôi không tham gia bất cứ hoạt động nào ở trong nước cũng như ngoài nước. Vào năm 2003, nhà nước Việt Nam có cho phép lưu hành 18 bài hát của tôi, gồm: Hải Ngoại Thương Ca, Nhớ Một Chiều Xuân, Về Mái Nhà Xưa, Khi Đã Yêu, Đom Đóm, Thầm Kín, Vô Thường, Niềm Đau Dĩ Vãng, Tình Cố Hương, Cay Đắng Tình Đời, Tình Đầu Xót Xa, Khúc Xuân Ca, Kỷ Niệm Vẫn Xanh, Truông Mây, Bài Ca Hạnh Phúc, Bông Hồng Cài Áo, Trái Tim Việt Nam, Núi và Gió.Rất tiếc một số bài hát tâm đắc không được nhà nước cho phép. Tôi hy vọng rồi đây theo thời gian mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt trong lãnh vực văn hoá, văn nghệ, tôi nghiệm rằng những gì có giá trị nghệ thuật, dù bị vùi dập vì sự ganh tỵ hay hiểu lầm, sẽ có ngày được mang trả lại vị trí đích thực của nó. Tôi chỉ tiếc đời người ngắn ngủi mà tôi đã phí phạm quãng thời gian dài 30 năm. Thật lấy làm tiếc!Kể về hai cô ca sĩ học trò Giao Linh và Thanh Tuyền.Với Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm 1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc xe máy mini Velo Solex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ nhạc sĩ Thu Hồ giúp đở. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi, trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong người cô. Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười không nói, nên buổi gặp gở đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô. Tuy nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử giọng cô bé Đỗ Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật bất ngờ, Giao Linh, cái tên nghệ sĩ sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã gây sửng sốt bằng chất giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng tám một cách dễ dàng với làn hơi ngân nga dịu dàng truyền cảm. Hãng Dĩa Continental chấp nhận, tôi lập chương trình đào tạo, và chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng sáng trên vòm trời nghệ thuật, sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy Giao Linh vừa tròn 17 tuổi. Riêng cái tên mỹ miều “Nữ Hoàng Sầu Muộn” mà người đời ban tặng cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi mang theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc.Trường hợp Thanh Tuyền cũng có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Đó là vào năm 1964, tôi đi nghỉ dưởng sức ở Đà Lạt. Bạn bè thân hữu ở Đài Phát Thanh đến thăm hỏi, có giới thiệu giọng hát cô bé Như Mai nhiều triển vọng. Cô là nữ sinh Trường Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham gia hát ở Đài Phát Thanh Đà Lạt. Rồi nhân dịp nghỉ hè, Trường Bùi Thị Xuân tổ chức phát thưởng bế giảng năm học, mời tôi đến dự lễ. Đến phần văn nghệ, người dẫn chương trình giới thiệu “nữ sinh Như Mai hát tặng cho khách quý đến từ Sài Gòn”. Giọng cô nữ sinh Bùi Thị Xuân lảnh lót cất lên, khỏe khoắn đầy nội lực thanh xuân, âm vang làm rộn rã cả sân trường. Tôi nghe cháy bỏng một ước mơ, một hy vọng mà cô bé như muốn ngỏ cùng ai. Khi chấm dứt bài hát, Như Mai ngước nhìn tôi. Tôi hiểu ý nên mời cô bé lên gặp tôi trên khán đài và hỏi: “Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?”. Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi gặp thân sinh của Như Mai và bàn chuyện đưa cô bé về Sài Gòn để đào tạo thành ca sĩ. Khi ấy, tôi còn độc thân, ngày ngày ăn cơm chợ, tối tối ngủ ở đơn vị, thật không tiện chút nào để đở đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế nên, sau khi bàn bạc với Ban Giám Đốc Hãng Dĩa Continental, tôi nhờ nhạc sĩ Mạnh Phát lên Đà Lạt rước Như Mai về Sài Gòn, tá túc trong gia đình của ông, cũng là gia đình của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Diệu-Mạnh Phát thời bấy giờ. Mọi phí tổn ăn ở do Hãng Đĩa Continental đài thọ. Tôi lập chương trình đào tạo và đặt tên mới cho Như Mai là Thanh Tuyền, ý muốn nói là giòng suối xanh của Cao nguyên Đà Lạt. Chỉ trong vòng 8 tháng có mặt ở thủ đô Sài Gòn, Thanh Tuyền đã có đĩa và băng nhạc giới thiệu với người yêu nhạc. Như con chim lạ từ xứ sương mù, một bông hoa rừng còn đẫm ướt hơi sương, Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của người yêu nhạc thủ đô, sánh vai cùng đàn anh đàn chị trên Đài Phát Thanh, trên sân khấu Đại Nhạc Hội, phòng trà ca nhạc, được báo giới Sài Gòn không tiếc lời ca ngợi. Năm ấy, Thanh Tuyền vừa đúng 17 tuổi.Riêng đối với tôi vẫn còn xanh mãi một kỷ niệm về ngày khởi đầu đi hát của Thanh Tuyền tại Sài Gòn. Theo chương trình, Thanh Tuyền hát ra mắt lần đầu tiên ở phòng trà Bồng Lai và Vũ Trường Quốc Tế đường Lê Lợi Sài Gòn. Tôi đích thân đi mua son phấn để cho Thanh Tuyền trang điểm khi đi hát. Tôi thật bất ngờ khi biết Thanh Tuyền chưa từng sử dụng hộp phấn cây son trước đó. Khi đến giờ trình diễn, tôi đưa Thanh Tuyền đến Viện Thẩm Mỹ, Salon Make Up, nhưng các cửa tiệm đều đóng cửa vì trời đã khuya. Quá lo lắng, tôi kéo Thanh Tuyền chạy men theo đường Lê Lợi mong tìm người quen giúp đở. Nhưng không gập được ai mà thời gian lại gấp rút nên thầy và trò đành ngồi bệt ngay trên vỉa hè Lê Lợi. Nhờ ánh sáng đèn đường, tôi đánh phấn tô son cho Thanh Tuyền mà trước đó, tôi cũng chưa từng biết gì về cây son hộp phấn Chanel. Rồi Thanh Tuyền chạy bay lên lầu phòng trà Bồng Lai để kịp giờ trình diễn, còn tôi nện gót trên lề đường Lê Lợi, lòng ngập tràn cảm xúc khi tiếng hát Thanh Tuyền cất lên, đánh dấu ngày khởi nghiệp của ca sĩ Thanh Tuyền giữa thủ đô Sài Gòn hoa lệ. Đến bây giờ, sau 40 năm ngồi nhớ lại, tôi dám đoan chắc rằng, đây là người thiếu nữ duy nhứt trong đời mà tôi đã kẻ lông mày, “tô son trét phấn” rồi tung con chim Sơn Ca vào bầu trời bao la, bởi vì cô là… của muôn người.Về Hà Thanh con chim hoạ mi đất thần kinh, người được xem như gắn liền với một số nhạc phẩm của Nguyễn Văn Đông, ông tâm sự:Lần đầu tiên, tôi được gặp cô Hà Thanh là vào năm 1963 tại Đài Phát Thanh Sài Gòn ở số 3 đường Phan Đình Phùng ngày xưa, bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiễu. Khi ấy, tôi là Trưởng Ban TIẾNG THỜI GIAN của Đài Sài Gòn với các ca sĩ như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Trần Văn Trạch, Minh Diệu, Mạnh Phát, Thu Hồ, Anh Ngọc v.v. Ngày đó cô Hà Thanh từ Huế vào Sài Gòn thăm người chị gái lập gia đình với một vị đại tá đang làm việc ở Sài Gòn. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát cho tôi biết về cô Hà Thanh nên tôi nhờ Mạnh Phát liên lạc mời cô Hà Thanh đến hát với Ban Tiếng Thời Gian. Đây là lần đầu tiên tôi được tận tai nghe tiếng hát Hà Thanh, hát nhạc sống và hát thật ngoài đời với ban nhạc của tôi, không nghe qua làn sóng phát thanh hay qua băng đĩa nhạc. Điều này giúp cho tôi có cơ sở nhận định chính xác về giọng hát Hà Thanh. Tôi hiểu ngay đây là giọng ca thiên phú, kỹ thuật tốt, làn hơi diễm cãm tuyệt đẹp, là một vì sao trong những vì sao hiếm hoi ở đỉnh cao nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội phát tiết hết hào quang của mình. Ngay sau đó, tôi có mời Hà Thanh thâu thanh cho Hãng Đĩa Continental. Nếu tôi nhớ không lầm thì bản nhạc đầu tiên tôi trao cho Hà Thanh là bài VỀ MÁI NHÀ XƯA do tôi sáng tác. Lần đó, cô Hà Thanh hát thật tốt, toàn ban nhạc và Ban Giám Đốc Hãng Continental rất hài lòng, khen ngợi. Sau ngày đó, cô Hà Thanh từ giã trở về lại Huế, trở về lại với Cố Đô trầm mặc, tĩnh lặng, không sôi nổi như Thủ Đô Sài Gòn, là cái nôi của âm nhạc thời bấy giờ.Sau khi Hà Thanh trở về Huế, tôi có nhiều suy tư về giọng hát đặc biệt này. Tôi ví von, cho đây là vì sao còn bị che khuất, chưa toả hết ánh hào quang, vì chưa có hoàn cảnh thuận lợi để đăng quang, nếu phó mặc cho thời gian, cho định mệnh, có thễ một ngày kia sẽ hối tiếc. Vì vậy tôi đem việc này ra bàn với Ban Giám Đốc Hãng Đĩa Continental để mời cô Hà Thanh vào Sài Gòn cộng tác. Chính tôi viết thư mời cô Hà Thanh vào Sài Gòn với những lý lẽ rất thuyết phục, rất văn nghệ, rất chân tình. Và cô Hà Thanh đã vào Sàigòn sau khi đã tranh đấu gay go với gia đình bố mẹ, vốn giữ nề nếp cỗ xưa của con người xứ Huế. Ngày đó Hà Thanh vào Sài Gòn, hoà nhập vào đời sống người Sàigòn, vào nhịp đập âm nhạc Sàigòn, vốn đứng đầu văn nghệ cả nước. Hà Thanh đi thâu thanh cho Đài Sài Gòn, Đài Quân Đội và nhận được lời mời tới tấp của các hãng đĩa băng nhạc như Sóng nhạc, Việt Nam, Tân Thanh, Tứ Hải và hầu hết các trung tâm ở Thủ Đô Sàigòn, chứ không phải chỉ riêng cho Hãng Dĩa Continental và Sơn Ca của tôi. Ngày đó, tiếng hót của con chim Sơn Ca đất Thần Kinh đã được vang thật xa, đi vào trái tim của hàng triệu người yêu mến tiếng hát Hà Thanh.Cô Hà Thanh hát hầu hết các tác phẩm của tôi. Bài nào tôi cũng thích, cũng vừa ý, có lẽ vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện viết bài đặc biệt cho riêng cô. Tôi nhớ lại một chuỗi những sáng tác trong thời binh lửa chiến tranh như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Lính Chiến, Phiên Gác Đêm Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt vân vân, đều rất hợp với tiếng hát Hà Thanh và cô hát rất thành công. Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát của tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.Tôi cho rằng Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái dễ dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó. Tôi cám ơn tiếng hát của Hà Thanh đã mang lại cho các bài hát của tôi thêm màu sắc, thêm thi vị, bay bổng. Trước khi đến với Hà Thanh, tôi cũng rất ngưởng mộ tiếng hát của cô Thái Thanh, Lệ Thanh, Khánh Ngọc và nhiều người khác đã gieo khắp phương trời tiếng lòng của tôi, cũng như về sau này có thêm các cô học trò như Thanh Tuyền, Giao Linh đã giúp cho ông Thầy truyền tải đến trái tim người yêu nhạc. Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỹ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật. Sau biến cố 1975, tôi không còn dịp hợp tác với cô Hà Thanh như trước đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi được nghe cô hát một sáng tác mới của tôi ở hải ngoại, tôi vẫn cảm thấy tiếng của cô vẫn đậm đà phong cách ngày xưa, vẫn một Hà Thanh diễn cảm, sang trọng, sáng tạo trong khi hát, mặc dù thời gian chia cách đã 40 năm qua.Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ – Đại tá Nguyễn Văn Đông
Nguyễn Văn Đông trong 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam – Hoài Nam
http://ia600901.us.archive.org/5/items/ 70NamTinhCaVietNam21-30/29- Nguyenvandong.mp3
Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông – Bích Huyền
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2014/05/25/ chinh-chien-mot-thoi-trong- nhung-tinh-khuc-cua-nguyen- van-dong/ Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông - Bích Huyền
“Thời gian là tất cả hương và phấnXóa nhòa đi bao ký ức xa xăm”Tôi không nhớ hai câu thơ đó của ai – một người bạn đã chép vào trong tập lưu bút của tôi thời đi học. Thời gian sẽ qua đi, nhưng có thật thời gian sẽ xóa nhòa đi tất cả hay không? Có thể xóa mờ lắm, nhưng tất cả thì không thể đâu. Trong vòm trời kỷ niệm, có những hình ảnh nhòa nhạt, mờ mờ, ảo ảo, thấp thoáng ẩn hiện như trong một giấc mơ, nhưng cũng có những hình ảnh rõ rệt đến không ngờ. Một lúc nào đó hiện ra bất chợt, chẳng hạn như được đọc một bài thơ, được nghe một bản nhạc quen thuộc xa xưa.“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng.Ngoài mưa khuya lê thê qua ngàn chốn sơn khê,Non nước ơi! hồn thiêng của núi sông tiếp trong lòng thế hệ,Nghìn sau nối nghìn xưa …Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng.Chờ mùa xuân tươi sang, nhưng mùa thắm chưa sang.Anh đến đây rồi anh như áng mây, chút phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh.Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây, tóc tơi bời lộng gió bốn phương.Nước non còn đó, một tấc lòng không mờ xóa cùng năm tháng …Mấy ai ra đi hẹn về dệt nối mối tơ duyên?Khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi em, tơ trời quá mong manh …Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh.Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếp nghìn xưa …”Bài hát đẹp như lời thơ ấy gợi lên những hình ảnh chia ly một thời không khí chiến tranh tràn ngập trên đất nước Việt Nam … Bài hát mô tả một đêm mưa. Mưa như chưa bao giờ mưa nhiều thế, mưa như … ngàn chốn sơn khê …, người lính từ mặt trận trở về thăm người yêu nhỏ bé. Áo quần nhà binh còn đượm mùi thuốc súng. Người thanh niên ấy, nối tiếp truyền thống nghìn xưa, lên đường giữ nước, để cho những ước mơ cất cánh tung bay giữa khung trời gió lộng. Người thiếu nữ ở lại nhà, âm thầm lặng lẽ, chung thủy đợi mong để người ra đi yên tâm ngoài trận tuyến.Hạnh phúc của họ là giây phút gặp nhau để chỉ kịp choàng vòng hoa chiến thắng, chỉ kịp cầm tay nhau ánh mắt yêu thương. Hạnh phúc ấy mong manh quá, như những sợi tơ trời, mong manh nhưng rất đẹp, và Nguyễn Văn Đông, người chiến sĩ, người nhạc sĩ đã ghi lại trong bài hát “Mấy Dặm Sơn Khê”.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc Đại Tá. Mặc dù ông là con trai duy nhất trong một gia đình danh giá ở Tây Ninh, nhưng theo tiếng gọi của quê hương đất nước, người thanh niên mang tên Nguyễn Văn Đông ấy đã lên đường nhập ngũ. Suốt một đời phục vụ cho lý tưởng quốc gia, ông rất yêu đời lính chiến và thể hiện tình yêu ấy trong những sáng tác được rất nhiều người yêu mến: “Mấy Dặm Sơn Khê”, Hải Ngoại Thương Ca, Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, v.v…”.Rồi sau ngày 30-4-1975, cũng như bao nhiêu sĩ quan và viên chức chính quyền cũ, Đại tá Nguyễn Văn Đông phải vào tù. Suốt mười năm tù đày là ngần ấy thời gian sức khỏa của ông vô cùng sa sút, ra vào bệnh xá nhiều lần, thập tử nhất sinh, cho nên tin tức loan ra cho hay ông đã từ trần.Tôi nhớ có một ngày, cách đây khoảng năm năm, cùng bạn hữu thực hiện chương trình nhạc yêu cầu trong đó có bài hát “Nhớ Một Chiều Xuân” của Nguyễn Văn Đông. Thính giả gọi vào yêu cầu rất nhiều đến nỗi không thể đọc hết tên cùng lời nhắn gửi người thân qua bài hát ấy cùng với nét nhạc mênh mông réo rắt:“Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người.Chạnh lòng tôi khơi bao niềm nhớ.Người nơi xa xăm phương trời ấy.Người còn buồn còn thương còn nhớ.Nắng phai rồi, em ơi!Chiều xuân có một người ngơ ngác đi tìm.Một tình thương nơi phương trời cũ.Chiều nay hoa xuân bay nhiều quá.Chiều tàn dần phai trên ngàn lá.Tìm đâu bóng hình ai?”Bài hát vang lên giữa trời xa lạ xứ người. Mùa xuân nơi đây, hoa xuân phơi phới khoe sắc trên những con đường thành phố, hoa dọc theo xa lộ, hoa thấp thoáng trong mỗi khu vườn nhà ai đó … Nắng chiều làm nhạt dần sắc màu rực rỡ nhưng làm tăng thêm nỗi nhớ. Những cánh hoa trở nên mong manh, lòng người xa xứ bay bổng theo nét nhạc của Nguyễn Văn Đông, rồi chùng xuống trong niềm nhung nhớ khôn cùng:“Một thoáng hương xưa chợt trở về.Như khói hoàng hôn cay trên mắt.Cố nhân xa … xa tít ngàn khơi.”Người xưa quê cũ xa cách muôn trùng. Biết có bao giờ trở lại, gặp lại? Và rồi trong giây phút thả hồn theo tiếng hát Hà Thanh, tôi chợt nhớ đến tác giả Nguyễn Văn Đông, người đã nằm xuống trong trại tù Cộng Sản. Như một phản xạ tự nhiên, tôi nói trong nỗi xúc động vô cùng, bằng tấm lòng thương tiếc chân thành: “Trong một buổi chiều cuối năm, bài hát Nhớ Một Chiều Xuân vang lên như một làn khói hương tưởng niệm người nhạc sĩ tài ba của nền âm nhạc Việt Nam”.Liền sau đó, biết bao nhiêu tiếng điện thoại reo, chia sẻ nỗi buồn cũng có, phản đối tôi loan tin … thất thiệt cũng có (trong đó có điện thoại của ca nhạc sĩ Duy Khánh, nhạc sĩ Xuân Điềm …, những người bạn chí thân của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, họ vẫn thường liên lạc với nhau).Thế là tôi được biết tin nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn sống qua nhạc sĩ Xuân Điềm. Sau mười năm tù đày, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông trở về với một hình hài mang nhiều thương tật. Thế nhưng tinh thần vẫn sáng suốt và chờ đợi ngày ra đi. Kể từ đó, mỗi khi tôi thực hiện chương trình trên làn sóng của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, mỗi lần phát nhạc của Nguyễn Văn Đông, bao giờ tôi cũng gửi một lời thăm hỏi, rằng những người ở nơi xa vẫn ái mộ những ca khúc thời chiến của Nguyễn Văn Đông, vẫn hát nhạc Nguyễn Văn Đông, vẫn nhớ người làm ra những tình khúc thời chinh chiến, nhưng lại rất êm đềm, đầy chất thơ lãng mạn …“Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên.Khoác lên vòng hoa trắng, cầm tay nhau đi anh, tơ trời quá mong manh.Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh, giữa khung trời gió lộng, nghìn sau nối nghìn xưa …”Còn hình ảnh nào xót xa hơn, ngậm ngùi hơn? Nhưng cũng thơ hơn, lãng mạn hơn hình ảnh những cuộc chia tay nhau trong đó bối cảnh đất nước chiến tranh ngày ấy – trong nhạc Nguyễn Văn Đông?Tôi yêu nhạc Nguyễn Văn Đông như yêu thơ Quang Dũng. Với hai người chiến sĩ nghệ sĩ này, những tình cảm về quê hương, về đồng bào, về đồng đội, về gia đình, về người yêu … như được thăng hoa, trở nên lóng lánh vô ngần.Với Quang Dũng thì:“Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa.Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.Thoáng hiện em về trong đáy cốc.Nói cười như chuyện một đêm mơ.”hay là:“Xa quá rồi em người mỗi ngã.Bên này đất nước nhớ thương nhau.Em đi áo mỏng buông hờn tủi.Dòng lệ thơ ngây có dạt dào.”Với Nguyễn Văn Đông, trong bài hát “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” cũng có những tình cảm vấn vương như thế:“Ngày mai xa cách nhau.Một người gối chiếc cô phòng, một người gác núi ven rừng, chân mây đầu gió …Còn đây đêm cuối cùng, nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha,ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em …”Tất cả những hình ảnh trên, những tình cảm trên của Quang Dũng cũng như của Nguyễn Văn Đông nói lên dùm tâm trạng của những người trai lên đường làm lịch sử. Thơ nhạc là khúc hát quân hành nhưng cũng là những giọt lệ từ ly … bi hùng và lãng mạn. Buồn nhưng đẹp lắm:“Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý.Đêm nằm gối súng chung ánh trăng nhưng đôi đường ly cách trong tình thương …”Những bài hát thời chinh chiến của Nguyễn Văn Đông, vượt qua thời gian, vượt qua biên giới, ở lại mãi mãi trong lòng người yêu thơ, yêu nhạc. Tôi nhớ thập niên 1960, ca sĩ Hùng Cường, nữ ca sĩ Hà Thanh hát rất hay bài “Mấy Dặm Sơn Khê”. Tiếng hát của Hùng Cường không phải tiếng hát mà tôi hằng yêu mến, nhưng nếu nói đến những nhạc phẩm “Ông Lái Đò” và “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp” thì phải nhắc đến Hùng Cường. Và trên 40 năm sau, ngày nay có một ca sĩ trẻ tuổi hát nhạc phẩm “Mấy Dặm Sơn Khê” thật truyền cảm tuyệt vời, đó là ca sĩ Anh Dũng, trong một CD của trung tâm Diễm Xưa. “Nghìn sau nối nghìn xưa …”, có phải chăng là thế?Thi ca và lịch sử, cùng đời sống đã quyện lẫn vào nhau tạo nên một bức tranh khói sương huyền ảo. Ở đó chất chứa biết bao nhiêu điều đáng nhớ, đáng ghi. Tôi nhớ những ngày tháng đầu của 1975, khi những hình bóng ngu ngơ khờ khạo của các “chú bộ đội giải phóng” trẻ măng xuất hiện ở thành phố Sài Gòn, ai cũng cười, cũng ghét. Nhưng trong lòng tôi thầm tội nghiệp cho lớp người trẻ tuổi đó. Sinh ra và lớn lên ở một xã hội bưng bít, họ có biết gì đâu!Càng thương hơn khi có người hát “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn Văn Đông và nói rằng bài hát đó của … “ta”. Nếu họ biết rằng bài hát đó của … “địch”, của một vị Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì sao nhỉ? Với tôi, chỉ biết rằng nhạc Nguyễn Văn Đông không biên giới, vượt cả không gian lẫn thời gian vĩnh cửu.“Chiều mưa biên giới anh đi về đâu.Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu.Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về vui trong giá buốt.Người về … bơ vơ”Đó là hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nơi giới tuyến. Họ trưởng thành trong bóng dáng quê hương đậm màu khói súng. Người lính với chiếc nón sắt che đầu …“Đêm đêm chiếc bóng bên trời, vầng trăng xẻ đôi, vẫn in hình bóng một người …”Đất nước Việt Nam thân yêu, với “hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài, người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có mấy ngàn ngày để anh ra đi từ sáng tinh mơ, chân dẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác nổ vang trời không nghỉ.Tiếng mưa bom, đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen … hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc? (Nguyễn Thị Thảo An)“Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng.Người tìm về trong hơi áo ấm, gợi niềm xa xăm.Người đi khu chiến thương người hậu phương.Thương màu áo gửi ra sa trường.Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều em ơi! …”Với những tình khúc Nguyễn Văn Đông, hình ảnh và tâm tư người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa rất là rõ nét, mặc dù ông không mô tả rõ ràng. Chất thơ trong lời, trong nhạc của Nguyễn Văn Đông bàng bạc,phảng phất rất thơ mộng nhưng lại là một cái gì rất thưc. Nhạc Nguyễn Văn Đông bay bổng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Lời hát diễm lệ bay bướm nhưng không cao xa. Những nỗi niềm thương nhớ, những gặp gỡ ly tan, những hy vọng đợi chờ, những đớn đau hạnh phúc … trong nhạc Nguyễn Văn Đông rất gần gũi với cuộc sống và tâm hồn của nhiều người, mọi tầng lớp trong xã hội. Người ta nghe nhạc Nguyễn Văn Đông bằng trái tim và bằng cả tâm hồn …Cho dù là ngày nay, chinh chiến đã xa rồi, nhưng người ta vẫn nghe nhạc Nguyễn Văn Đông, quí mến và trân trọng. Giới trẻ vẫn thích nhạc Nguyễn Văn Đông, mà mỗi bản nhạc là một bức tranh bi hùng và diễm lệ của một thời lịch sử đã qua, theo năm tháng bức tranh ấy tuy có phôi pha màu sắc,thế nhưng vẻ lóng lánh trong lời thơ, nét nhạc thì vẫn quí giá như những viên ngọc tâm hồn. Trong cái nền của bức tranh quê hương ấy nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa oai hùng mà lãng mạn.“Anh như ngàn gió ham ngược xuôi theo đường mây.Tóc tơi bời lộng gió bốn phương.Nước non còn đó, một tấc lòng không mờ xóa cùng năm tháng …”Một buổi chiều, trong phòng thu âm cùng Minh Phượng, Uyển Diễm và Mai Phương thực hiện chương trình Thơ Nhạc, chúng tôi không khỏi xúc động bồi hồi khi tiếng hát Anh Dũng vang lên tha thiết êm đềm trong “Mấy Dặm Sơn Khê” của Nguyễn Văn Đông … chan chứa tình quê hương đất nước:“Non nước ơi! hồn thiêng của núi sông.Tiếp trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa …”Bích Huyền
Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc – Trường Kỳ
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2013/06/20/ nguyen-van-dong-giua-binh- nghiep-va-am-nhac/ Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc – Phần 1
https://ia601000.us.archive.org/4/items/NguyenVanDong- GiuaBinhNghiepVaAmNhac/ NguyenVanDong- GiuaBinhNghiepVaAmNhac1.mp3 Nguyễn Văn Đông: Giữa binh nghiệp và âm nhạc
Trường Kỳ
I- Cuộc đời binh nghiệpTừ gần 32 năm nay, chính xác hơn là từ sau biến cố tháng 4 năm 75, ông đã không nhận trả lời bất cứ một cuộc phỏng vấn nào về cuộc đời và những họat động âm nhạc của mình. Nhưng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã đặc biệt dành cho người viết trong vài chuyến về thăm Sài Gòn, những buổi nói chuyện thân mật diễn ta tại tư gia của ông ở Phú Nhuận.Đó cũng là nơi vợ chồng người nhạc sĩ nổi tiếng này có một cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội với nhiều lọai kẹo bánh dưới tên Nhiên Hương, rất quen thuộc với dân cư quanh vùng. Và đó cũng là nguồn thu nhập của hai vợ chồng người nhạc sĩ năm nay 75 tuổi, từng giữ chức vụ Đại Tá trong quân đội Việt Nam Công Hòa, hiện nay sống một cuộc sống bình lặng với những giây phút hướng về quá khứ mà ông đã có dịp tâm sự với tác giả…
Nhạc trưởng Nguyễn Văn ĐôngCũng được biết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã nhận lời mời của trung tâm Thúy Nga để xuất hiện trên một chương trình Paris By Night đặc biệt về ông, dự định thu hình ở Toronto vào hạ tuần tháng 3 năm 2006. Đáng lẽ ông đã lên đường sang Hoa Kỳ và Canada cách đây gần một năm, nhưng vào giờ chót chuyến đi của ông đã phải dời sang một dịp khác. Rất có thể vào mùa xuân năm nay.Có thể nói,trước năm 75, không ai không biết tới những nhạc phẩm với tác giả là Nguyễn Văn Đông như Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Mầu Nhớ, vv… Trong một lần đến thăm ông, chúng tôi cũng có dịp gặp nữ ca sĩ Giao Linh là người đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hướng dẫn trên con đường ca nhạc cách đây trên 35 năm.Nhưng sự cách biệt về thời gian đã không khiến Giao Linh giảm bớt lòng quí mến và kính trọng người chị coi như thầy đã đóng góp không ít vào sự thành công của mình mà hiện nay sức khỏe của ông không được mấy khả quan. Thanh Tuyền cũng thế, được ông coi như một trong vài giọng hát thích hợp nhất với những sáng tác của mình.
Chiến binh Nguyễn Văn ĐôngTuy tuổi đời của ông có già đi, nhưng những tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn sống mãi với thời gian và luôn được mọi người yêu thích… Điển hình như nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới, được coi như nhạc phẩm đã đưa tên tuổi ông lên cao đã ra đời trong hòan cảnh được ông kể lại như sau:“Bản nhạc Chiều Mưa Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt. Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi, thoáng ẩn hiện những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như muới sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa Biên Giới anh đi về đâu…”
Đại tá Nguyễn Văn ĐôngTuy được phổ biến trong chiến khu Đồng Tháp Mười, nhưng phải đợi đến năm 1960, nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” mới được đài Phát thanh Sài Gòn phổ biến, trong khi nhạc phẩm “Sắc Hoa Mầu Nhớ” sáng tác sau, nhưng lại được phổ biến trước. Sau đó nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” đã được quái kiệt Trần Văn Trạch cất cao tiếng hát giưa thành phố Paris với một hơp đồng thu thanh Pháp-Việt lần đầu tiên vào hãng đĩa của Pháp. Khi Trần Văn Trạch qua Pháp, ông có nhờ nhiều nhạc sĩ danh tiềng ở Paris như Đan Trường, Nguyễn Thông, vv… giúp về việc dịch thuật từ lời Việt ra lời Pháp để trình bầy bằng cả hai ngôn ngữ.
Từ trái: Nguyễn Văn Đông, Trần Văn Trạch, Lê ThươngNgoài “Chiều Mưa Biên Giới”, còn có rất nhiều nhạc phẩm khác của Nguyễn Văn Đông đã đi sâu vào tâm hồn người thưởng thức, trong hoàn cảnh một đất nước giao động bởi chiến tranh. Trong số phải kể đến Phiên Gác Đêm Xuân, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác trước cả Chiều Mưa Biên Giới, cũng tại chiến khu Đồng Tháp Mười. Đó là vào dịp Tết, ông ở lại tiền đồn với nguồn xúc cảm dâng cao khi nhớ về gia đình và những người thân yêu quây quần trong không khí ấm áp của những ngày xuân. Từ nguồn rung cảm đó đã nẩy sinh ra những nốt nhạc và lời ca diễn tả rất sát thực với tâm trạng của người lính chiến nơi tiền đồn xa xôi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn ĐôngNhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1932 tại quận Nhất, Sài Gòn. Nguyên quán ông bà, cha mẹ ông ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Thuở nhỏ ông theo học trường Huỳnh Khương Ninh ở Đa Kao. Khi đất nước gặp phải những biến động lớn lao vào năm 1945, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ, cường hào nên lâm vào cảnh khuynh gia bại sản, gia đình ly tán. Do đo, tuổi thơ của ông là người con duy nhất trong gia đình cũng bị vùi dập để cuốn theo thời cuộc lúc bấy giờ.Trước khi theo học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, nhờ gia đình khá giả nên ông đã được cho học ở nhà với thầy giáo riêng. Cho nên tuổi thơ của ông đến trường thì ít mà học ở nhà thì nhiều.Sau khi trường trung học mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo học là Hùynh Khương Ninh đóng cửa, ông tự ý xin gia nhập trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đây là trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam. Đó cũng là nơi đào tạo nhiều vị tướng lãnh tài ba của Quân Đội VNCH. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trải qua 5 năm ăn học ở ngôi trường này. Và chính tại đó ông đã được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp có thực tài. Đó là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp được cử về trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy. Chính vậy mà nền văn hóa Tây Phương đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều.Trong thời gian ông theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên, khi mói lên 15 tuổi:”Trường Thiếu Sinh Quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những em thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một giáo sư nhạc trưởng người Pháp chỉ huy. Đòan quân nhạc của chúng tôi có những nhạc sĩ tí hon có mặt trong những buổi lễ duyệt binh, diễu hành quan trọng một cách đường hoàng như các đoàn quân nhạc chuyên nghiệp người lớn”.Với đoàn quân nhạc tí hon này, ông sử dụng nhiều nhạc khí như: trompette, clairon, trống, chập chả, vv… Nhưng một cách chuyên nghiệp hơn là ông sử dụng đàn madoline và guitare Hawaiienne trong ban nhạc nhẹ của trường.Nhờ sống trong một môi trường âm nhạc sôi động như vậy trong trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã có dịp học sáng tác từ những giáo sư người Pháp. Kết quả là ông đã viết được những ca khúc đầu tiên ở tuổi 16 như Thiếu Sinh Quân Hành Khúc, Tạm Biệt Mùa Hè, vv…Những nhạc phẩm này đã đuợc nhà trường chấp thưận cho phổ biến và được rất nhiều bạn bè ưa thích. Ông cho biết cho đến nay tuy đã gần 60 năm sau, nhưng khi ông gặp lại một số bạn bè, những người này vẫn còn thuộc nằm lòng những ca khúc này và hát lại cho nhau nghe như những kỷ niệm khó quên của thời niên thiếu.Trong suốt 5 năm theo học ở trường Thiếu Sinh Quân, ông luôn luôn đoạt giải giọng ca hay nhất toàn trường. Nhưng sau một thời gian gia nhập quân đội, Bộ Quốc Phòng đã chính thức cấm ông không được xuất hiện hát trên sân khấu và các nơi công cộng vì các chức vụ do ông đảm nhiệm thời đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quân đội.Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, ông gia nhập trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tầu và tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy. Kế đó ông nắm chức vụ trung đội trưởng tại trường Võ Bị Đà Lạt và tốt nghiệp năm 1953. Qua năm 1954, ông về trường Chiến Thuật tại Hà Nội để giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng. Trong hai năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười trong chức vụ trung úy Trưởng Phòng Hành Quân.Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng Phòng 3 của Chiến Khu Đồng Tháp Mười do đại tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Ông không sao quên được một kỷ niệm có lần tướng Minh đã đến bắt tay ông để tỏ lòng ngưỡng mộ tác giả của những ca khúc về đời lính chiến ngay tại mặt trận Chiến Khu Đồng Tháp. Và hình ảnh cái bắt tay này đã được in trên trang nhấr của báo Chiến Sĩ Cộng Hoà.Đến năm 1957, ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Và cũng trong thời gian này ông cho ra đời nhạc phẩm “Nhớ Một Chiều Xuân”.Cũng qua cuộc nói chuyện với người viết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông chọn binh nghiệp là nghề nghiệp chính. Mặc dù ông được học nhạc chính quy ở trường, nhưng âm nhạc chỉ là nghề tay trái.Từ cấp bậc thiếu úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bước dần lên cấp bậc đại tá. Ông từng được nhận huy chương cao quí nhất của Việt Nam Cộng Hòa là Bảo Quốc Huân Chưong vào giữa thập niên 60. Sau biến cố tháng 4 năm 75, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình trong tăm tối bằng 10 năm tù cải tạo. Đúng như ông đã dự đoán cuộc đời thăng trầm của mình bằng 2 câu kết của nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường trần còn mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi”.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng nhấn mạnh thêm là chưa bao giờ ông phục vụ ở Cục Chiến Tranh Chính Trị như nhiều người lầm tưởng. Ông chỉ đích thực là một người lính tác chiến, rồi sau đó trở thành sĩ quan tham mưu cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.Sau năm 75, đầu tiên nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đi tù cải tao tại trại Suối Máu. Nhưng không lâu sau, ông bị chuyển về nhà tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông đã rất đau buồn vì không được nhìn thấy mặt thân phụ lần cuối trong thời gian ông ở tù cải tạo. Trong khi đó thân mẫu ông đã qua đời trước đó vào năm 1971.Sau khi được trả tự do vào năm 1985, sức khỏe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không được mấy khả quan đến từ nhiều căn bệnh như đau bao tử, thấp khớp và nhất là cao huyết áp nên đã không còn cảm thấy hứng thú trong việc sáng tác ngoài một số bài viết trong khoảng hơn 30 năm nay.Nhưng bù lại, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông may mắn còn tìm được nguồn an ủi và hạnh phúc bên người bạn đời, chung sống với ông từ năm 1970 khi chị Thu còn là một nhân viên của hãng đĩa Continental do ông làm giám đốc. Lòng hy sinh, sự thông cảm cùng với tính quán xuyến và bươn chải của chị đã khiến ông tìm lại được niềm hy vọng tưởng đã không còn tồn tại nơi ông. Đối với ông đó chính là một người tình yêu dấu, như đề tựa một nhạc phẩm của ông sáng tác sau này.II – Cuộc đời âm nhạcVề thời kỳ chính thức bước vào con đường sáng tác của mình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết đó cũng chính là thời kỳ ông được xung thẳng vào đơn vị tác chiến trên những mặt trận tiền tiêu, nóng bỏng. Thọat đầu, ông đóng ở vùng Tam Giác Sắt với những địa danh quen thuôc Đức Hòa, Đức Huệ, vv….Sau đó ông xin thuyên chuyển về phân khu Đồng Tháp Mười và phục vụ ở đây trong những năm 55 và 56. Trong hai năm đó ông đã có nhiều kỷ niệm khó quên, ngoài những cảm hứng dồi dào đến từ nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là hình ảnh những tái tạo ngôi tháp 10 tầng ở Đồng Tháp Mười.Chính khung cảnh khói lửa chiến tranh vào sinh ra tử đã thôi thúc nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hoàn thành những tác phẩm đẩu tay, sáng tác ngay ngoài mặt trận như bài Súng Đàn, Lên Đường, Vui Ra Đi, vv.. một thời được hát vang trong chiến dịch Thọai Ngọc Hầu và trong Chiến Khu Đồng Tháp Tuy nhiên vào thời kỳ này tên tuổi ông chỉ được biết đến một cách rất hạn chế.Nhưng phải đến năm 1956 khi lần lượt những bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Mầu Nhớ, Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê ra đời thì tên tuổi Nguyễn Văn Đông mới được nhiều người biết đến.Một thời gian sau ông còn viết thêm nhiều bài về đời lính như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Lá Thư Người Lính Chiến, vv…Tuy tất cả những bài ca viết về đòi lính chiến của Nguyễn Văn Đông đều đón nhận được sự mến mộ của mọi người, nhưng Chiều Mưa Biên Giới vẫn là bài để lại nơi ông nhiều kỷ niệm sâu xa trong cuộc đòi sáng tác. Đặc biệt vào năm 1961 , bộ thông tin Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến nhạc phẩm này cùng với nhạc phẩm “Mấy Dặm Sơn Khê” bởi lý do phản chiến, đã gây cho ông nhiều khó khăn trong thời kỳ này.Trường hợp của ông đã được báo chí Sài Gòn thời bấy giờ khai thác rất nhiều, gây ra nhiều xúc động nơi quần chúng. Tuy nhiên đa số dư luận đã tỏ ra ủng hộ ông khiến sự khó khăn xẩy đến cho ông cũng vơi nhẹ đi được phần nào.Song song với việc sáng tác nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng chú trọng đến việc tổ chức nhũng chương trình văn nghệ có giá trị nghệ thuật trong việc khuyến khích mọi người về với cội nguồn Việt Nam khi ông đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân.Đây là một đoàn văn nghệ có tầm vóc, được sự hợp tác của rất nhiều tên tuổi trong giới nghệ sĩ thời đó như các thi, ca,nhạc sĩ Mạnh Phát, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Hoài Linh, Thu Hồ, Minh Kỳ, Quách Đàm. Thêm vào đó là những kịch sĩ lẫy lừng tên tuổi như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bẩy Xê, Trần Văn Trạch, Trang Thiên Kim, vv…Đoàn văn nghệ Vì Dân đã một thời làm say mê giới yêu nghệ thuật qua các chương trình hoành tráng mang dấu ấn của Nguyễn Văn Đông.Vào năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn là trưởng ban Tíêng Thời Gian của đài Phát Thanh Sài Gòn, qui tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc, vv..đã mang đến cho thính giả những sắc thái riêng biệt của người nhạc sĩ tài hoa.Năm sau ông còn là trưởng ban tổ chức đại hội thi đua văn nghệ toàn quốc. Năm sau, ông lãnh nhiệm vụ trưởng ban tổ chức Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Toàn Quốc ở cấp quốc gia. Ông cùng một số nghệ sĩ đã được phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu, đại diện cho tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm tưởng thưởng Huy Chương Vàng cho những hoạt động của mình.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không những chỉ là tác giả của những nhạc phẩm về đời lính trong vai trò của một người lính tác chiến, ông còn là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm tình cảm như Khi Đã Yêu, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Thầm Kín, Đoạn Tuỵêt, Xin Đừng Trách Anh, vv…trong vai trò một người nghệ sĩ thuần túy…Qua nội dung nhưng nhạc phẩm đó, khi được hỏi phải chăng nơi ông chất chứa một tâm hồn rất lãng mạn. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trả lời một cách không đắn đo, thêm vào đó là nhũng lời tâm sự chân thành của ông:” Không những lãng mạn mà còn phải nói là yếu đuối nũa!. Có lẽ mình cầm súng cũng là một điều hơi nghịch cảnh . Tại vì bắn một con chim cũng ngậm ngùi, làm sao bắn được người. Mình cầm cây súng mà mình bắn một con thú vật vì nhu cầu của mình. Giả tỷ bây giờ đóng đồn ở một miền biên giới thiếu lương thực , đi vô rừng săn một con thú. Nhưng bắn xong rồi thì buồn lắm, ăn mất ngon. Trong trường hợp đó thì sao mình giết người được.”Để nhận biết được tính chất lãng mạn nơi ông, có thể lấy nhạc phẩm Khi Đã Yêu làm điển hình. Nhạc phẩm này được ông ký tên là Phượng Linh.Cách đây không lâu khi đài VOA tức đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phát thanh chương trình “Nghệ Sĩ Và Đời Sống” do tác giả bài viết này thực hiện cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, đã có một thính giả ký tên là P.L. gủi một e-mail đến người thực hiện cho biết “Khi Đã Yêu” chính là do vị thính giả này sáng tác và yêu cầu được đính chính. Ngay sau đó, nguười viết liên lạc với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để trình bày sự việc. Ông đã xác nhận “Khi Đã Yêu” do chính ông là tác giả.Ngoài ra nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn gửi e-mail kèm theo “Quyết Định Của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn” thuộc Bộ Văn Hoá Thông Tin của Việt Nam đề ngày 18 tháng 10 tại Hà Nội, trong đó có quyết định nguyên văn như sau:“…Điều 1- Cho phép phổ biến trên toàn quốc 05 ca khúc của ông Nguyễn Văn Đông gồm:1 - Bài Ca Hạnh Phúc
2 - Thầm Kín
3 - Khi Đã Yêu
4 - Bông Hồng Cái Ao
5 - Đồng tháp Duyen GìĐiều 2- Cục nghệ Thuật Biểu Diễn, nhà Xuất Bản Am Nhạc và ông Nguyễn Văn Đông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này”Như vậy sự việc liên quan đến nhạc phẩm “Khi Đã Yêu” đã được sáng tỏ.Ngòai cuộc đời binh nghiệp và những họat động nghệ thuật cộng với công việc sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn đứng ra điều hành hai hãng đĩa nhạc và băng nhạc nổi tiếng vào những năm đầu thập niên 60. Ông là giám đốc của hai hãng đĩa nhạc uy tín thời đó là Sơn Ca và Continental. Với hãng sau, ông là đồng giám đốc với một ngưòi bạn đã qua đời.
Hai hãng đĩa này đã thực hiện hàng trăm chương trình ca nhạc và hàng chục vở tuồng cải lương kinh điển của miền Nam. Với hãng Sơn Ca, ông đã là người tiên phong thực hiện những albums riêng cho từng ca sĩ, như Sơn Ca 7 cho Khánh Ly, Sơn Ca 9 cho Lệ thu, Sơn Ca 10 cho Thái Thanh và nhiều albums riêng cho Trịnh Công Sơn, Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, vv… đã khiến cho những tên tuởi này trở nên sáng chói trong những thập niên 60 và 70 tại Việt Nam.Ngoài tên chính và cũng là nghệ danh của mình là Nguyễn Văn Đông, người nghệ sĩ tài hoa này còn sử dụng nhiều nghệ danh khác như Phượng Linh, Vì Dân, Phương Hà Đông Phương Tử mà ít người biết ký tên trên một loạt những nhạc phẩm tình cảm trẻ trung như Khi Đã Yêu, Niềm Đau Dĩ Vãng, Thầm Kín, Dạ Sầu, vv…Riêng với bút hiệu Đông Phương Tử, ông đã sọan 6 câu vọng cổ, đã sáng tác nhạc nền và đồng thời làm đạo diễn cho trên 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam như Nửa Đời Hương Phấn, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Đoạn Tuyệt, Mưa Rừng, vv…Nhưng sau năm 75, ông gần như ngưng hẳn sáng tác với việc cho ra đời vỏn vẹn vài nhạc phẩm trong những năm gần đây.Tổng cộng tất cả ông đã hoàn thành được khoảng 100 nhạc phẩm, kể từ sáng tác đầu tay…Hiện nay mới chỉ có một số tác phẩm của ông đã được phép phổ biến tại Việt Nam, tổng cộng trên 20 bài. Nhưng ông hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp theo năm tháng. Ngoài 5 bài đã nhắc tới ở trên được phaép phổ biến, còn những bài khác như Nhớ Một Chiều Xuân, Thầm Kín, Đom Đóm, Khúc Xuân Ca, Núi Và Gió, Dạ Sầu, Vô Thường, Về Mái Nhà Xưa, Trái Tim Việt Nam, Hải Ngọai Thuơng Ca, vv…Riêng nhạc phẩm Hải Ngoại Thương Ca đã mang đến cho ông một niềm vui như lòi kể kể:” năm 2004 bài Hải Ngọai Thương Ca được đưa ra ngoài Hà Nội duyệt. Thì ngoài Hà Nội mới hỏi tôi: có phải bài Hải Ngoại Thương Ca Này mới viết không mà sao nó sát với đề tài của thời cuộc này quá vậy?. Nó hay đấy . Đấy là lời của một vị lãnh đạo của cục Văn Hóa Nghệ Thuật”Thật ra nhạc phẩm này đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết từ năm 1963, trong hoàn cảnh như ông kể “ Trước đó có một cuộc binh biến vào năm 1960. Ông Nguyễn Chánh Thi dấy lên một cuộc binh biến đảo chánh. Nhưng cuộic binh biến đó thất bại. Cho nên tòan thể sĩ quan tham gia trong cuộc đảo chánh năm 1960 của Nguyễn Chánh Thi bay ra ngoại quốc. Đến năm 1963, có một cuộc đảo chánh lần thứ nhì khiến chế độ của ông Ngô Đình Diệm bị suy sụp.. Lúc đó mọi người lên tiếng kêu gọi những anh em ly tán sau cuộc đảo chánh lằn thứ nhất đang ở ngọai quốc trở về. Lúc đói tôi thấy một số bạn bè của tôi vẫn còn do dự chưa muốn trở về . Điều này nó thôi thúc tôi viết bài Hải Ngoạii Thương Ca, có ý nói bây giờ trong nước cũng vui vẻ…”.Bây giờ cuộc đời binh nghiệp của ông đã chấm dứt từ lâu. Cuộc đời âm nhạc của ông đang ở vào giai đoạn cuối cùng, gần như không còn mấy hứng khởi. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự là ông chỉ tiếc có một điều là đới người quá ngắn ngủi mà ông lại phải phí phạm một thời gian quá dài ngồi bó gối, bất lực.Nhưng dù sao, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng là một người tin tưởng tuyệt đối ở số mệnh, nhất là ông đang ở trong một số tuổi cao. Và tuy rằng cuộc đời của ông có nhiều điều bi quan như ông tâm sự, nhưng hiện nay ông chỉ biết phó thác cuộc đời mình cho định mệnh đẩy đưa trong một cuộc sống êm đềm và rất hạnh phúc bên người vợ hiền yêu dấu của ông. Và ông biết, đó chính là một sự bù đắp cho những mất mát của mình để rồi coi cuộc đời này như một chốn vô thường, cũng là tựa đề một nhạc phẩm của ông…Trường KỳNguyễn Văn Đông và mùa Xuân – SBS
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2014/02/01/ nguyen-van-dong-va-mua-xuan/ Nếu mùa Xuân thánh thót những hồi chuông hy vọng, căng đầy nhựa sống trong nhạc Phạm Duy, tràn đầy hân hoan nô nức trong nhạc Phạm Đình Chương, hay xanh màu lộc non hy vọng trong nhạc Nguyễn Hiền,… thì mùa Xuân trong nhạc Nguyễn Văn Đông lại ngập chìm trong bóng tối suy tư, ngậm ngùi vì chia ly và tang tóc.Mời các bạn đến với những mùa Xuân của Nguyễn Văn Đông.
Nghe Nhạc Trần Thiện Thanh và Nguyễn Văn Đông – Người Buôn Gió
https://haibatrung12e1985.wordpress.com/2012/12/25/nghe- nhac-tran-thien-thanh-va- nguyen-van-dong/ Nghe Nhạc Trần Thiện Thanh và Nguyễn Văn Đông
Người Buôn GióTrong hàng tá nhạc sĩ mà tôi thích nghe. Nhiều lúc thống kê thích nghe nhạc ai nhất thật là khó. Từ Trầm Tử Thiêng, Trần Thiện Thanh, Phạm Duy, Từ Công Phụng, Nguyên Vũ, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác…chắc mình chỉ chọn ra hai người đó là Trần Thiện Thanh và Nguyễn Văn Đông. Hai nhạc sĩ viết về đời lính rất nhiều.Người lính trong nhạc Trần Thiện ThanhTrần Thiện Thanh làm tôi yêu nhất vì những bài hát về những người lính đã tử trận. Đời người ta phù thịnh, mấy ai phù suy. Những nhạc sĩ bên kia chiến tuyến thi nhau tôn vinh những người đang sống thì phía bên này với tấm lòng nặng trĩu nỗi đau , đồng cảm với thân nhân người tử trận. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh vắt những nỗi đau, niềm nhớ tạo thành những nốt nhạc bi hùng để chia sẻ với chiến hữu và thân nhân người tử trận. Dòng nhạc tiễn biệt người đi không bao giờ trở lại là dấu ấn đặc biệt nhất của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Phải có một tấm lòng tinh tế để thấu hiểu nỗi đau của người khác lắm, phải có sự rung cảm từ đáy lòng lắm mới có những lời ca như lời ai điếu sâu sắc như vậy.Ngày anh đi
anh đi từ tổ ấm
Anh ơi
Địa danh nào thiếu dấu chân anh.
Đợi anh về
Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ
Tấm khăn sô
Bơ vơ, người goá phụ cầu được sống trong mơ.Giữa cuộc chiến tranh khốc liệt, dằng dai. Lúc mà chỉ có người chiến thắng, người lập chiến công hiển hách được tôn thờ, ca ngợi. Trần Thiện Thanh lặng lẽ đi vào khoảng sau lưng người lính đã ngã. Tổ ấm, đứa bé thơ, người goá phụ. Những hình ảnh mà khó bao giờ chúng ta thấy ở những nơi mà không có tự do sáng tác, nơi mà mọi tình cảm con người đều được định hướng như một phép toán học.Anh không chết đâu anh
Anh chỉ về với mẹ mong con.Có lời an ủi nào cho người lính đã chết thống thiết và nhân văn hơn những lời giản dị ấy. Anh chỉ về với mẹ mong con. Chỉ một câu ngắn vài từ mà Trần Thiện Thanh đã vẽ được cả một cuộc tử ly, chua xót và đau đớn của cả một thế hệ, một dân tộc mà đọc qua tưởng rất nhẹ nhàng.Xin trăm năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ……Một áo quan đóng vội
Một chuyến cuối phiêu du.Rất cố gắng để tìm kiếm ngôn từ, để mỗi người lính ngã xuống trong nhạc phẩm của mình được chia sẻ khác nhau, không trùng lặp. Trần Thiện Thanh trân trọng những người đã khuất với cách cẩn trọng tìm tòi ngôn từ để mỗi người được một bài ai điếu khác nhau, không rập khuân chung chung. Cách làm ấy chỉ có một tấm lòng tha thiết, nhân văn cực sâu thẳm mới kiên nhẫn làm được. Nhưng trong mỗi số phận riêng, lời ca riêng ấy đều có một điểm chung là lời an ủi rất nhẹ nhàng mà thắm thiết đến ngàn đời sau.Người lính của Nguyễn Văn Đông thường là những người lính phảng phất bóng dáng của người tráng sĩ trong truyện kiếm hiệp. Đầy vẻ oai hùng, bi tráng của những cuộc chia ly. Người đi biên giới xa xăm gió bụi, người ở lại chốn khuê phòng nhung nhớ dõi theo. Hàng loạt tác phẩm của mình như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lời Giã Biệt, Chiều Mưa Biên Giới, Anh, Xin Đừng Trách Anh…luôn có vẻ lãng mạn của người thư sinh vì non nước binh đao phải băng mình vào chiến tuyến xa xôi, khói lửa. Lời ca của Nguyễn Văn Đông đẹp như câu chuyện. Nếu câu chuyện của Trần Thiện Thanh là lời ai điếu không ai có thể nặng ân tình hơn thì câu chuyện của Nguyễn Văn Đông cũng là lời giã biệt, lời chia tay không ai có thể viết buồn lắng đọng và thấm thía hơn.Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người quyết giữ câu thề
Giành lấy quê hương
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao sao đành…Người lính của Nguyễn Văn Đông có tình yêu sâu nặng, nhưng ý thức trách nhiệm với đất nước vô cùng. Ý thức được nghĩa vụ làm người trai đất nước lúc tổ quốc lâm nguy, gói hạnh phúc riêng làm hành trang đi vào cuộc chiến. Chia ly đi vào hòn tên, mũi đạn thập phần sinh tử mà luôn ước mơ ngày về giản dị, nhẹ nhàng.Hẹn một ngày mai đàn thay tay súng
Người lính thất hứa và hay quên
Mang chiếc áo cưới nhờ thêu thêm
Một câu hứa ” anh đền”Không cần chiến công vang dội, không cần chiến thắng huy hoàng. Không có lời hứa hẹn giết thật nhiều giặc. Cái cao cả và nhân văn của Nguyễn Văn Đông hơn người ở chỗ đó. Người lính của Nguyễn Văn Đông chỉ mong mỏi cuộc chiến qua nhanh để trở về với ước mơ giản dị, khiêm nhường như thế, chẳng cần huân huy chương, chẳng cần cờ hoa vẫy gọi. Vì sao vậy, vì Nguyễn Văn Đông hiểu rằng đằng sau những chiến công là xác chết, dù người chết có là kẻ thù đi nữa thì cũng là điều mà người nhạc sĩ nhân ái khó lòng ca ngợi. Nhất là những người lính hai bên chiến tuyến cùng chung dòng máu, dân tộc.Bao ước mơ
Giữa khung trời phiêu lãng
Chờ mùa xuân tươi sáng
Nhưng mùa thắm chưa sang.Thế thôi, chẳng phải lên gân, cao giọng đầy tính chiến đấu của cái gọi là đấu tranh giai cấp. Tất cả chỉ gói lại là một mùa xuân tươi sáng cho đất nước chung, để niềm hạnh phúc riêng được hoà trong đó. Chỉ là khắc khoải rất nhân bản của một ước mơ rất tình người, không phải chiến công lẫy lừng để về khoe mẽ với người yêu. Người lính của Nguyễn Văn Đông đi vào cuộc chiến với tâm trạng rất buồn, dường như họ hiểu đây là một cuộc tương tàn giữa anh em, chả phải là hào hùng gì để mà tìm kiếm chiến công, huân chương, thành tích. Thậm chí Nguyễn Văn Đông còn tỏ ý khinh thường những thứ phù phiếm đó trong nhạc phẩm bất hủ Chiều Mưa Biên Giới. Như một lời cảnh báo, nhắc nhở cho những ai coi chiến tranh là cơ hội để tìm kiếm công danh.Lòng trần còn tơ vương khanh tước
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều…anh….ơi.Nhưng yêu mến hơn cả ở hai người nhạc sĩ tài hoa này, là những người phụ nữ, những người hậu phương của họ đều có tấm lòng son sắt, cảm thông và thương yêu , chia sẻ với những người lính đi vào cuộc chiến tương tàn, khốc liệt. Nhất là ngày nay, trong một xã hội điên loạn với những cuộc tình sặc mùi tiền, nhục dục. Một xã hội mà khó tìm đâu thấy những tình yêu đến với nhau vì lý tưởng, vì tấm lòng, vì suy tư trong mỗi con người. Chúng ta thử nhìn quanh và hỏi, còn đâu hòn Vọng Phu trong cuộc đời này nữa. Mọi điều chỉ có trong sách xa xưa như cổ tích. Những cuộc tình chóng vánh sớm tan tành để hối hả đi kiếm tìm bạn tình khác. Người ta sợ cô đơn, người ta muốn sống gấp. Người ta muốn được chăm sóc, được đưa đón…Tất nhiên sẽ còn nhiều người phụ nữ chờ chồng, nhiều cô gái chờ người yêu đi xa.Nhưng chờ người yêu là chàng trai bị kết án tù thì quả là một điều không dễ. Chờ chàng du học, chờ chàng đi làm ăn hứa hẹn tương lai tươi sáng thì có thể thấy. Nhưng chờ người yêu đang bị kết án tù, bị báo chí của chính quyền xỉ nhục. Chờ chàng trai nghèo không còn bố mẹ, gia sản chỉ là căn nhà nát ở quê, tương lai là bản án tù khắc nghiệt vì ” thu thập tin tức của dân oan để tuyền truyền nói xấu chính quyền”. Tương lai của chàng trai lúc ra tù còn là những chế tài kiềm kẹp và những cái thâm hiểm không nằm trong luật mà ở trong lệ.Hôm nay tôi thấy đời thật đẹp. Đẹp vì hôm nay tôi cảm nhận được ý nghĩa, cái tình của những nhạc sĩ đầy lòng trắc ẩn với tha nhân. Đẹp vì tôi gặp được người con gái tốt nghiệp đại học văn khoa, giã từ phố phường hoa lệ với công việc nhàn nhã thu nhập cao ,trở về mảnh ruộng, miếng vườn quê sống cuộc đời thanh bạch chờ đợi người yêu sẽ về từ ngục tối.o
Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016
Hồi Ký Nguyễn Văn Đông – Nguyễn Văn Đông
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016
Yêu Anh Em Hỏi (Văn Sơn Trường) Hồng Hải hát:
Yêu Anh Em Hỏi (Văn Sơn Trường) Hồng Hải hát:
PAD
Phạm Anh Dũng
Phạm Anh Dũng
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tinh Ca".
Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Buồn Tàn.thu ..VAN CAO
Tân Nhạc VN – Ca Khúc Vượt Thời Gian – “Buồn Tàn...
THU QUYEN RU pps.
----------------------------------------------
Chào các bạn,
Phần giới thiệu của mình với các bạn trong mục “Ca Khúc Vượt Thời Gian” hôm nay là các ca khúc lãng mạn: “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”,“Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi”, đã ghi dấu ấn trong lịch sử Tân Nhạc Việt Nam của Nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của ông vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, NS Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, Tân Nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, ông còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh Em Khá Cầm Tay”.
Nhạc sĩ Văn Cao.Bà Nghiêm Thúy Băng. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát “Buồn Tàn Thu”, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, ông rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô Gái Dậy Thì”, “Sám Hối”, “Nửa Đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc Khiêu Vũ Những Người Tự Tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, ông thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, ông viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay “Buồn Tàn Thu”, ông đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau “Buồn Tàn Thu”, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là “Thu Cô Liêu” và “Suối Mơ”. Trong đó “Suối Mơ” vốn là một đoạn của bản “Trương Chi 1” được ông phát triển thêm và cùng NS Phạm Duy hoàn tất. Bản “Trương Chi” nổi tiếng sau là “Trương Chi 2”.
Bên cạnh đề tài mùa thu, ông cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là “Cung Đàn Xưa” và “Bến Xuân”. Nhạc phẩm “Bến Xuân” có sự tham gia của NS Phạm Duy, nhưng về sau ông viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên “Đàn Chim Việt”. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, NS Văn Cao đã giành được thành công. “Buồn Tàn Thu” được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. “Suối Mơ”, “Bến Xuân” được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của NS Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là “Thiên Thai” và “Trương Chi”. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, NS Văn Cao tự nhận mình là “Người sông Ngự”, ghi: “Ảnh hưởng sông nước khúc “Thiên Thai” cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!”. Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của NS Văn Cao.
Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, “Thiên Thai” có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ Trầm Lặng được thực hiện, “Thiên Thai” được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như “Thiên Thai”, “Trương Chi” cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: “Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ”…. Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính ông.
NS Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Năm 2005, mười năm sau ngày NS Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. “Đường Văn Cao” sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây.
Tên “Đường Văn Cao” cũng được nhiều thành phố lớn ở Việt Nam dùng đặt tên đường trong thành phố để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa này.
Dưới đây mình có bài “Cố nhạc sĩ Văn Cao và những chuyện tình chưa kể sau 20 năm ngày mất” cùng với 14 clips tổng hợp các ca khúc “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi” của NS Văn Cao để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Cố nhạc sĩ Văn Cao bên cạnh vợ – mối tình duy nhất, bà Nghiêm Thúy Băng.
(Diệu Linh – Ảnh: Gia đình cung cấp)
Và có lẽ cũng sẽ ít ai biết được tác phẩm “Làng Tôi” cũng chính là món quà cưới đẹp, lãng mạn nhất mà cố nhạc sĩ đã viết tặng cho vợ hiền, bà Nghiêm Thúy Băng.
Từ những sáng tác Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu cho tới Trương Chi,.. mỗi bản tình ca của cố nhạc sĩ Văn Cao luôn ẩn hiện thấp thoáng đâu đó hình ảnh của một “bóng hồng” và một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng sâu kín. Hình tượng người phụ nữ trong tình khúc Văn Cao không cụ thể như trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, không ma mị như trong tác phẩm về tình yêu của Phạm Duy, nhưng người phụ nữ của nhạc sĩ Văn Cao lại gần gũi nhưng cũng thật xa mà lại giản dị.
Và có lẽ với những gì nói về cố nhạc sĩ Văn Cao và những câu chuyện tình sau 20 năm ngày mất không thể không nhắc tới bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của ông. Bà cũng chính là mối tình lớn duy nhất trong cuộc đời của “cây đại thụ lớn” nền tân nhạc Việt Nam.
Nhưng có lẽ, 20 năm ngày mất cố nhạc sĩ Văn Cao cũng là 20 năm cuộc sống của bà Băng thiếu đi bóng dáng của người bạn đời, người tri kỷ, người viết nên ca khúc Làng tôi để tặng bà làm món quà cưới thay cho những thứ vật chất phù phiếm trên đời.
Khi nhắc đến những bóng hồng thấp thoáng trong những bản tình ca, nhạc sĩ Văn Cao cho rằng, hình tượng người thiếu nữ trong tác phẩm của ông rất mơ hồ, họ xuất hiện trong không gian tưởng tượng của ông.
“Gặp thì không phải không nhiều, người ta yêu tôi cũng nhiều nhưng tôi yêu lại thì không bao giờ. Có một thời gian tôi không muốn yêu một ai cả. Tôi có thể thích cái đẹp nhưng rất sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người ta, nhất là những người con gái xinh tươi”, cố nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự. Và cũng chính những điều đó, mà sau này khi gặp người vợ của mình, bà Nghiêm Thúy Băng, với cố nhạc sĩ Văn Cao, đây là tình yêu duy nhất tròn vẹn và thanh quý.
Làng tôi – món quà cưới lãng mạn
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Bố bà là chủ nhà in, đồng thời là chủ bút hai tờ báo lớn. Nghiêm Thúy Băng là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ.
Khi đó, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có đôi lần gặp được nhạc sĩ Văn Cao. Từ lâu Nghiêm Thuý Băng đã say mê nhạc của Văn Cao, khi gặp được tác giả, tình cảm càng thêm nồng. Chàng trai Văn Cao cũng rung động trước vẻ đẹp quý phái của cô tiểu thư. Rồi cả hai đã phải lòng và cưới nhau một năm sau đó. Đánh dấu cho kỉ niệm này là bài hát Làng tôi, Văn Cao sáng tác tặng vợ như một món quà cưới.
Đầu năm 1947, sau ngày toàn quốc kháng chiến, Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến. Vì cuộc kháng chiến xảy ra sớm hơn dự định nên Văn Cao không kịp tổ chức một đám cưới trang trọng tại Hà Nội. Đám cưới của chàng nhạc sĩ tài hoa và cô tiểu thư được tổ chức đơn giản tại một ngôi nhà dân tại Ba Thá ven sông Đáy, chỉ với vài người thân bên nội ngoại.
Tại vùng quê yên bình này, Văn Cao đã sáng tác bài Làng tôi. Bà Nghiêm Thúy Băng là người đầu tiên được Văn Cao hát tặng như một món quà cưới.
Bà Thúy Băng từng viết: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh. Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào. Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét hình ảnh của tôi… Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
“Giữa những ngày dằng dặc. Chỉ còn khuôn mặt em. Sáng trong và bình lặng…” – đó là những vần thơ đầy ắp tình cảm mà nhạc sĩ Văn Cao đã viết riêng cho nhan sắc của cuộc đời mình.
Bến Xuân và mối tình thẹn thùng
Một trong những tác phẩm của Văn Cao được nhiều yêu thích là bài Bến xuân. Trong cuốn băng video Văn Cao – Giấc mơ đời người (đạo diễn Đinh Anh Dũng, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 1995, tái bản năm 2009), trong phần giới thiệu ca khúc Bến xuân, nhạc sĩ Văn Cao tâm sự: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”…
Người con gái ấy tên là Hoàng Oanh. Đó là những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao chơi rất thân với Kim Tiêu. Trong một lần Kim Tiêu đưa Hoàng Oanh đến buổi tập những sáng tác đầu tay của Văn Cao, hai người phải lòng nhau từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi Hoàng Oanh biết Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc nổi tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho ông càng tăng lên. Và để từ chỗ yêu giọng hát của Kim Tiêu, Hoàng Oanh thầm kín dành tình cảm cho tác giả của Buồn tàn thu.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, ở Bến Ngự. Lần đến thăm đầu tiên cũng là lần cuối cùng đã đi vào lời ca của bài hát nổi tiếng Bến xuân. “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân.Mắt em như dáng thuyền soi nước. Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”. Không chỉ đến thăm suông mà nàng còn ngồi làm mẫu cho Văn Cao vẽ, rồi ân cần ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ sáng tác nhạc…
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ tới người bạn của mình. Sau này, chính Kim Tiêu lại là người đầu tiên giúp Văn Cao thể hiện Bến xuân. Nhưng Kim Tiêu lại không thể đến được với Hoàng Oanh.
Hoàng Oanh sau này lại kết hôn với Hoàng Quý, nhạc sĩ đàn anh của Văn Cao. Tuy nhiên người nhạc sĩ này cũng chỉ sống với Hoàng Oanh ít lâu rồi qua đời. Người góa phụ trẻ Hoàng Oanh không ai biết sau này ra sao.
oOo
Phần giới thiệu của mình với các bạn trong mục “Ca Khúc Vượt Thời Gian” hôm nay là các ca khúc lãng mạn: “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”,“Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi”, đã ghi dấu ấn trong lịch sử Tân Nhạc Việt Nam của Nhạc sĩ Văn Cao.
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân trong một gia đình viên chức, cha của ông vốn là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Thuở nhỏ, NS Văn Cao học ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc. Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
Cuối những năm 1930, Tân Nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… ông tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn Tàn Thu” vào năm 16 tuổi. Cùng nhóm Đồng Vọng, ông còn sáng tác một số ca khúc hướng đạo vui tươi khác như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh Em Khá Cầm Tay”.
Nhạc sĩ Văn Cao.Bà Nghiêm Thúy Băng. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với Phạm Duy, khi đó là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Phạm Duy chính là người đã hát “Buồn Tàn Thu”, giúp ca khúc trở nên phổ biến.
Năm 1940, Văn Cao có một chuyến đi vào miền Nam. Ở Huế, Văn Cao đã viết “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, được coi là bài thơ đầu tay.
Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, ông rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Ông còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô Gái Dậy Thì”, “Sám Hối”, “Nửa Đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc Khiêu Vũ Những Người Tự Tử” (“Le Bal aux suicidés”) được đánh giá cao và gây chấn động dư luận. Tuy được báo chí khen ngợi, nhưng tranh của ông không bán được. Ông trải qua một thời gian dài ở Hà Nội trong thiếu thốn. Cùng bạn bè, ông thường phải đứng bán các tác phẩm của mình trên các đường phố Hà Nội, Hải Phòng.
Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như những nhạc sĩ tiền chiến khác, ông viết các nhạc phẩm trữ tình, nhưng ít ảnh hưởng bởi chủ nghĩa lãng mạn Pháp mà mang nặng âm hưởng phương Đông. Từ ca khúc đầu tay “Buồn Tàn Thu”, ông đã sử dụng ngũ cung để viết về một hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật châu Á: người phụ nữ đan áo ngồi chờ đợi. Sau “Buồn Tàn Thu”, ông còn viết hai ca khúc khác về mùa thu là “Thu Cô Liêu” và “Suối Mơ”. Trong đó “Suối Mơ” vốn là một đoạn của bản “Trương Chi 1” được ông phát triển thêm và cùng NS Phạm Duy hoàn tất. Bản “Trương Chi” nổi tiếng sau là “Trương Chi 2”.
Bên cạnh đề tài mùa thu, ông cũng viết hai ca khúc nổi tiếng khác về mùa xuân là “Cung Đàn Xưa” và “Bến Xuân”. Nhạc phẩm “Bến Xuân” có sự tham gia của NS Phạm Duy, nhưng về sau ông viết lại lời mới cho ca khúc này và đặt tên “Đàn Chim Việt”. Ngay từ những ca khúc đầu tiên, NS Văn Cao đã giành được thành công. “Buồn Tàn Thu” được biểu diễn trên các sân khấu hát rong và trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1944-1945, lúc tân nhạc còn mới phôi thai nên trở nên phổ biến. “Suối Mơ”, “Bến Xuân” được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam.
Nhưng hai tình khúc của NS Văn Cao được đánh giá cao hơn cả là “Thiên Thai” và “Trương Chi”. Bản Thiên Thai được nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế in năm 1944, NS Văn Cao tự nhận mình là “Người sông Ngự”, ghi: “Ảnh hưởng sông nước khúc “Thiên Thai” cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người sông Ngự đã lạc mất cảm xúc rồi!”. Lời bài hát được đề là của Văn Cao, Hoàng Thoái và Phạm Duy cho rằng Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu Ích, một người bạn của NS Văn Cao.
Sử dụng ngũ cung để viết về một câu chuyện cổ, “Thiên Thai” có tới 94 khuông nhạc, vừa mang tính trường ca, vừa mang tính nhạc cảnh. Năm 2001, khi phim Người Mỹ Trầm Lặng được thực hiện, “Thiên Thai” được sử dụng làm nhạc nền của bộ phim. Giống như “Thiên Thai”, “Trương Chi” cũng dựa trên tích chuyện cổ nhưng không phải là một truyện ca mà manh tính tự sự. Ca khúc này còn một đoạn lời nữa mà các ca sĩ thường không trình diễn: “Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ, Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ”…. Hình ảnh Trương Chi trong bài hát cũng thường được so sách với hình ảnh của chính ông.
NS Văn Cao kết hôn cùng bà Nghiêm Thúy Băng năm 1947, có với nhau 5 người con, 3 trai đầu và 2 gái cuối.
Năm 2005, mười năm sau ngày NS Văn Cao mất, Hà Nội lấy tên Văn Cao đặt cho một tuyến phố thuộc hàng đẹp nhất của thành phố nối từ Liễu Giai đến đường Hoàng Hoa Thám. “Đường Văn Cao” sau đó đã được kéo dài xuyên qua đường Hoàng Hoa Thám, ra tận sát Hồ Tây.
Tên “Đường Văn Cao” cũng được nhiều thành phố lớn ở Việt Nam dùng đặt tên đường trong thành phố để tưởng niệm người nhạc sĩ tài hoa này.
Dưới đây mình có bài “Cố nhạc sĩ Văn Cao và những chuyện tình chưa kể sau 20 năm ngày mất” cùng với 14 clips tổng hợp các ca khúc “Buồn Tàn Thu”, “Bến Xuân”, “Suối Mơ”, “Thiên Thai”, “Trương Chi” của NS Văn Cao để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.
Mời các bạn.
Túy Phượng
(Theo Wikipedia)
Cố nhạc sĩ Văn Cao bên cạnh vợ – mối tình duy nhất, bà Nghiêm Thúy Băng.
(Diệu Linh – Ảnh: Gia đình cung cấp)
Và có lẽ cũng sẽ ít ai biết được tác phẩm “Làng Tôi” cũng chính là món quà cưới đẹp, lãng mạn nhất mà cố nhạc sĩ đã viết tặng cho vợ hiền, bà Nghiêm Thúy Băng.
Từ những sáng tác Suối mơ, Bến xuân, Buồn tàn thu cho tới Trương Chi,.. mỗi bản tình ca của cố nhạc sĩ Văn Cao luôn ẩn hiện thấp thoáng đâu đó hình ảnh của một “bóng hồng” và một câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng sâu kín. Hình tượng người phụ nữ trong tình khúc Văn Cao không cụ thể như trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, không ma mị như trong tác phẩm về tình yêu của Phạm Duy, nhưng người phụ nữ của nhạc sĩ Văn Cao lại gần gũi nhưng cũng thật xa mà lại giản dị.
Và có lẽ với những gì nói về cố nhạc sĩ Văn Cao và những câu chuyện tình sau 20 năm ngày mất không thể không nhắc tới bà Nghiêm Thúy Băng, vợ của ông. Bà cũng chính là mối tình lớn duy nhất trong cuộc đời của “cây đại thụ lớn” nền tân nhạc Việt Nam.
Nhưng có lẽ, 20 năm ngày mất cố nhạc sĩ Văn Cao cũng là 20 năm cuộc sống của bà Băng thiếu đi bóng dáng của người bạn đời, người tri kỷ, người viết nên ca khúc Làng tôi để tặng bà làm món quà cưới thay cho những thứ vật chất phù phiếm trên đời.
Khi nhắc đến những bóng hồng thấp thoáng trong những bản tình ca, nhạc sĩ Văn Cao cho rằng, hình tượng người thiếu nữ trong tác phẩm của ông rất mơ hồ, họ xuất hiện trong không gian tưởng tượng của ông.
“Gặp thì không phải không nhiều, người ta yêu tôi cũng nhiều nhưng tôi yêu lại thì không bao giờ. Có một thời gian tôi không muốn yêu một ai cả. Tôi có thể thích cái đẹp nhưng rất sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người ta, nhất là những người con gái xinh tươi”, cố nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự. Và cũng chính những điều đó, mà sau này khi gặp người vợ của mình, bà Nghiêm Thúy Băng, với cố nhạc sĩ Văn Cao, đây là tình yêu duy nhất tròn vẹn và thanh quý.
Làng tôi – món quà cưới lãng mạn
Đầu những năm 1940, gia đình bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những gia đình giàu có nhất thời bấy giờ. Bố bà là chủ nhà in, đồng thời là chủ bút hai tờ báo lớn. Nghiêm Thúy Băng là tiểu thư “cành vàng lá ngọc”, ăn mặc sang trọng thanh tú, vẻ đẹp đài các rạng rỡ.
Khi đó, Nghiêm Thuý Băng được cha mẹ giao cho một tiệm sách nhỏ, cô làm công việc giao hàng cho khách in và bán sách, trong đó có đôi lần gặp được nhạc sĩ Văn Cao. Từ lâu Nghiêm Thuý Băng đã say mê nhạc của Văn Cao, khi gặp được tác giả, tình cảm càng thêm nồng. Chàng trai Văn Cao cũng rung động trước vẻ đẹp quý phái của cô tiểu thư. Rồi cả hai đã phải lòng và cưới nhau một năm sau đó. Đánh dấu cho kỉ niệm này là bài hát Làng tôi, Văn Cao sáng tác tặng vợ như một món quà cưới.
Đầu năm 1947, sau ngày toàn quốc kháng chiến, Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến. Vì cuộc kháng chiến xảy ra sớm hơn dự định nên Văn Cao không kịp tổ chức một đám cưới trang trọng tại Hà Nội. Đám cưới của chàng nhạc sĩ tài hoa và cô tiểu thư được tổ chức đơn giản tại một ngôi nhà dân tại Ba Thá ven sông Đáy, chỉ với vài người thân bên nội ngoại.
Tại vùng quê yên bình này, Văn Cao đã sáng tác bài Làng tôi. Bà Nghiêm Thúy Băng là người đầu tiên được Văn Cao hát tặng như một món quà cưới.
Bà Thúy Băng từng viết: “Cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có một ngày nào được sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh. Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, ngay cả những lúc sóng gió nhất trong cuộc đời, tôi vẫn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào. Nhiều bạn bè nhận xét những người phụ nữ trong tranh của anh luôn có nét hình ảnh của tôi… Con người anh trầm lặng, sự sống như lặn vào trong, rất khiêm tốn, không khoe khoang. Nhờ ảnh hưởng của tính cách ấy mà qua bao thăng trầm sóng gió, trải qua những gì đau đớn nhất của cuộc đời, tôi vẫn tự hào mình có nghị lực vượt qua…”.
“Giữa những ngày dằng dặc. Chỉ còn khuôn mặt em. Sáng trong và bình lặng…” – đó là những vần thơ đầy ắp tình cảm mà nhạc sĩ Văn Cao đã viết riêng cho nhan sắc của cuộc đời mình.
Bến Xuân và mối tình thẹn thùng
Một trong những tác phẩm của Văn Cao được nhiều yêu thích là bài Bến xuân. Trong cuốn băng video Văn Cao – Giấc mơ đời người (đạo diễn Đinh Anh Dũng, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 1995, tái bản năm 2009), trong phần giới thiệu ca khúc Bến xuân, nhạc sĩ Văn Cao tâm sự: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”…
Người con gái ấy tên là Hoàng Oanh. Đó là những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao chơi rất thân với Kim Tiêu. Trong một lần Kim Tiêu đưa Hoàng Oanh đến buổi tập những sáng tác đầu tay của Văn Cao, hai người phải lòng nhau từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi Hoàng Oanh biết Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc nổi tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho ông càng tăng lên. Và để từ chỗ yêu giọng hát của Kim Tiêu, Hoàng Oanh thầm kín dành tình cảm cho tác giả của Buồn tàn thu.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, ở Bến Ngự. Lần đến thăm đầu tiên cũng là lần cuối cùng đã đi vào lời ca của bài hát nổi tiếng Bến xuân. “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến tôi một lần, bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân.Mắt em như dáng thuyền soi nước. Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”. Không chỉ đến thăm suông mà nàng còn ngồi làm mẫu cho Văn Cao vẽ, rồi ân cần ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ sáng tác nhạc…
Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ tới người bạn của mình. Sau này, chính Kim Tiêu lại là người đầu tiên giúp Văn Cao thể hiện Bến xuân. Nhưng Kim Tiêu lại không thể đến được với Hoàng Oanh.
Hoàng Oanh sau này lại kết hôn với Hoàng Quý, nhạc sĩ đàn anh của Văn Cao. Tuy nhiên người nhạc sĩ này cũng chỉ sống với Hoàng Oanh ít lâu rồi qua đời. Người góa phụ trẻ Hoàng Oanh không ai biết sau này ra sao.
oOo
From: haivu1946@hotmail.com
To: vutkim@hotmail.com; vuwchuong@hotmail.com; nganmaina@gmail.com; dinh2505@yahoo.com; hp.tntruong@gmail.com; nhoart@hotmail.com; nhankk5@gmail.com; haivu1946@gmail.com; maiquyusa@msn.com
Subject: Fw: Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
Date: Sun, 11 Sep 2016 18:13:14 +0000
Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
07/09/201609:45:00(Xem: 5073)
Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung trời đại học
Trịnh Thanh Thủy
.
.
Nhắc đến Thanh Lan, hầu như người dân miền nam Việt Nam trước năm 1975, ai cũng biết. Cô từng là một ca sĩ hát nhạc trẻ, nhạc Pháp được hâm mộ và đã tham dự những buổi đại hội nhạc trẻ được tổ chức trước năm 1975. Ngoài việc rất ăn ảnh, Thanh Lan là một tài năng hiếm có và đa dạng. Cô không những thành công trong lãnh vực âm nhạc mà còn trong sân khấu kịch nghệ và điện ảnh.
Cô bắt đầu sự nghiệp nhiều mặt của mình khi 12 tuổi đi hát cho đài phát thanh trong ban Việt Nhi. Năm 18 tuổi diễn vở kịch thứ nhất trên đài truyền hình và năm 20 tuổi bắt đầu đóng cuốn phim đầu tiên. Cô học trung học ở trường Pháp Marie Curie, và tốt nghiệp đại học ở Văn Khoa. Cô đã từng lưu diễn nhiều nơi trong và ngoài nước. Hiện nay cô định cư ở Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục sự nghiệp người nghệ sĩ của mình.
.
.
Trịnh Thanh Thủy: Chào chị Thanh Lan. Với T và người Viêt hải ngoại, có lẽ hình ảnh người ca sĩ áo trắng tuổi học trò thật dễ thương của chị vẫn còn ghi đậm trong ký ức họ. Hôm nay T xin phép được hỏi chị về những câu chuyện xảy ra trong thời gian trước 1975 như một trở về quá khứ nhé chị. T được biết chị đi hát từ năm 12 tuổi. T nghe nói chị có trí nhớ rất dai, xin chị kể lại kỷ niệm lần đầu chị lên sân khấu như thế nào ở cái tuổi 12, nếu chị còn nhớ. Ban Việt Nhi do ai sáng lập và bài hát đầu đời trên sân khấu của chị là gì?
Thanh Lan: Những ngày mới bước chân vào lớp sixième (đệ thất) trường Marie Curie, Thanh Lan có thói quen nghe những chương trình tân nhạc Việt Nam trên đài phát thanh Saigon. Lúc ấy mới 12 tuổi nhưng đã mê âm nhạc lắm và đã học qua 3 năm piano với ma sơ trường Saint Paul, bà Thẩm Oánh và ông Nghiêm Phú Phi. Một buổi trưa Chủ Nhật, Thanh Lan vô tình nghe được chương trình phát thanh của ban Việt Nhi do nhạc sĩ Nguyễn Đức điều khiển. Thích lắm, nên tâm sự với Mẹ. Mẹ bèn kể cho thầy Nghiêm Phú Phi, nên thầy đã viết thư giới thiệu để ngày chủ nhật sau Thanh Lan được Mẹ dẫn đến đài phát thanh Saigon gặp nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi tuần sau nữa, Thanh Lan được cậu Liêm đưa đến nhà của nhạc sĩ Nguyễn Đức để thử giọng, rồi chủ nhật tuần sau đó nữa Thanh Lan được đơn ca lần đầu tiên trong đời bài hát do chính Thanh Lan chọn(mà cậu Liêm đã đàn guitar tập cho Thanh Lan ở nhà). Đó là nhạc phẩm ” Vui đời nghệ sỹ ” của nhạc sĩ Văn Phụng. Thanh Lan thâu đài phát thanh Saigon mỗi chủ nhật, chừng hơn một năm thì ngưng vì chương trình học của trường quá nặng. Sau này nhạc sĩ Nguyễn Đức cũng có sắp xếp cho các học trò hát tại các sân khấu.
Pic 1. Thanh Lan trong đại hội nhạc trẻ Taberd
TTT: Trở về khung trời đại học, là một sinh viên Văn Khoa ngày ấy, vừa đi học vừa xây dựng sự nghiệp ca hát, đóng kịch, điện ảnh, làm sao chị có thể hoàn thiện mọi việc và lấy được chứng chỉ tốt nghiệp hay thế? Kiến thức đại học có giúp ích gì cho sự trau dồi nghệ thuật không? Xin chị kể một kỷ niệm đẹp thời sinh viên đứng hát ở khuôn viên ngôi trường thân yêu của mình hay các đại học khác.
TL: Thanh Lan nhớ nhất là ngày quay phim Yêu của đạo diễn Đỗ tiến Đức.
Ngày đó Thanh Lan cũng phải vào đài truyền hình để quay hình một bài hát rất buồn, phải tập trung tư tưởng dữ lắm. Đến giờ đi quay phim, đoàn phim đến đón mà bài hát chưa quay xong. Thanh Lan đang nước mắt lã chã rơi, đứng hát trước máy quay hình mà đã nhìn thấy bà chủ hãng phim lấp ló bồn chồn. Cố gắng lắm, mới diễn cho xong bài hát để chạy đến căn biệt thự mà đoàn phim đang chờ. Nhưng lâu lâu mới gặp hôm bận bịu như vậy chứ thật ra thì mười bữa, nửa tháng , mới thâu TV một lần. Thanh Lan cũng không hát phòng trà ban đêm, chỉ hát ở Ritz với anh Jo Marcel có vài tháng vì ba của Thanh Lan lỡ nhận lời khi Thanh Lan còn đang đi hát tại Âu Châu vắng nhà. Thanh Lan thật sự hát độc quyền tại phòng trà Tự Do năm 1974.
Thanh Lan học về văn chương , chủ yếu là đọc sách nhiều, nhớ đến những ngày gần như thuộc lòng hai cuốn Moby Dick và The scarlet letter, rồi Hamlet… Dĩ nhiên đọc sách nhiều cũng giúp cho nội tâm mình phong phú hơn. Và những vở kịch mình đã học qua cũng giúp ích cho mình khi phân tích những nhân vật hoặc bài hát mình sắp thể hiện.
TTT: Ngoài tài năng ca hát, chị cũng rất xuất sắc trong lãnh vực thoại kịch. Từ thời thơ ấu, trước 1975, T đã từng thấy chị trong khung hình TV đen trắng của đài Truyền Hình VN số 9 trong ban kịch Vũ Đức Duy với vở Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan(giám đốc Kịch nghệ tại trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài-gòn). Kịch của ông thường có nét kịch Tây phương và tính triết lý cao. T nhớ một phân cảnh trong một cửa tiệm của thương xá có bày những pho tượng ma-ni-canh(manequinne) vào ban đêm. Chị thủ vai một cô gái bị bệnh tâm thần đứng thủ thỉ nói chuyện với các pho ma-ni-canh. Lời thoại đôi khi khó hiểu. Xin chị cho biết, chị có gặp khó khăn hay trở ngại trong việc diễn xuất, khi được giao đóng một vai chính khó như vậy không? Từ sân khấu âm nhạc qua kịch nghệ chị học hỏi từ đâu và có phải qua một trường lớp nào trong việc huấn luyện không ?
TL: Như khi nãy TL vừa thổ lộ, từ thuở trung học Marie Curie TL đã học phân tích nhiều vở kịch của Molière, Corneille, Racine. Rồi khi lên đại học thì có diễn vở “A streetcar named desire” do ông Duane Hauch giáo sư người Mỹ đạo diễn và diễn tại hội Việt Mỹ Saigon(TL diễn vai Stella). Bản tiếng Việt do anh Lê Tuấn dịch. Ngoài ra, từ mấy năm trước TL đã thủ vai chính cho nhiều vở bi kịch trên màn ảnh nhỏ trong các ban kịch Linh Sơn, Vũ Đức Duy, Mặc Can.
Năm 1971, Ban kịch Thanh Lan được thành lập và ra mắt khán thính giả lần đầu trong vở “Những người không chịu chết ” của giáo sư Vũ Khắc Khoan trên đài truyền hình Saigon. (Trước khi quay hình có đến tận nhà giáo sư xin phép đàng hoàng. Giáo sư tin tưởng nên mới cho phép). Mục đích của ban kịch là gửi đến khán giả những tác phẩm văn học Việt Nam và các nước. Các thành phần diễn viên đều có trình độ đại học, gồm có:
Thanh Lan, Nguyễn Lập Chí trong hai vai nữ và nam chính, Special guests: Vũ Đức Duy, Lê Cung Bắc , Hoàng Oanh, Phạm thái Dũng, và một số kịch sĩ sinh viên. Đặc biệt nhạc nền Thanh Lan đã nhờ nhạc sĩ Lê Uyên Phương viết. Và thêm phần soprano vocal với các giọng nữ Mai Hương, Quỳnh Giao và Thanh Lan. Vở kịch này cũng đã được diễn tại rạp Norodom Saigon và trường đại học Dalat.
Thanh Lan dự định năm 74 sẽ trình làng vở “Ngộ nhận” (Le malentendu của Albert Camus). Nhưng bận bịu quá, rồi qua 75 thì coi như hết làm gì được rồi
Pic 2. Thanh Lan trong vai Stella của vở kịch “A streetcar named desire”, năm 1971.
TTT: Là một nghệ sĩ đa tài, chị bước vào điện ảnh và thành công lên tiếp. Trong các phim chị đóng qua trước 75, chị thích vai trò của mình trong cuốn phim nào nhất? Tại sao?
TL: Cũng nhờ diễn kịch trên TV nên TL đã được sự tin tưởng của các đạo diễn từ những ngày mới đến với điện ảnh. Trước 75, vai chính đầu tiên là “Tiếng hát học trò”, đạo diễn Thái thúc Nha, TL cùng diễn với Huy Cường, Thu Hương. Vai chính cuối cùng trước 1975, là “Number ten blues”. Phim này do hãng Amino ở Tokyo sản xuất, TL cùng diễn với các tài tử Nhật Yusuke Kawazu, Kenji Isomura và tài tử VIệt Nam Đoàn Châu Mậu. Khi ra mắt tại các đại hội điện ảnh quốc tế năm 2013( Canada, Pháp, Mỹ, Hoà Lan, Nhật) thì đạo diễn Norio Osada đã thêm vào tên phim “Good bye Saigon”. Lý do vì sao 38 năm sau mới ra mắt thì đạo diễn nói đây là một phép lạ vì tưởng cuốn phim thất lạc rồi.
Đây cũng là vai trò TL thích nhất vì có nhiều challenge cho một tài tử Việt Nam vào thời đó. Trước hết phải diễn bằng tiếng Anh, phải chạy suốt chiều dài thành nội ở Huế, phải lội dưới sông,lăn lộn giữa bùn cùng hai tài tử Nhật , và phải biết…..hát. Hihi.
Pic 3. Thanh Lan và Yusuke Kawazu trong phim “Number ten Blues, good bye Saigon”, tháng 3 tại thành nội Huế
TTT: Năm 1971 chị được trao giải “Nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất” của Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật thuộc phủ Tổng Thống, qua bộ phim “Tiếng hát học trò”. Chị có kỷ niệm nào đáng nhớ khi đóng bộ phim đã làm nổi danh chị trong giải thưởng này không?
TL: Theo quan niệm riêng của Thanh Lan thì sau khi đã diễn những vở kịch dài hằng mấy tiếng đồng hồ trên TV mà không được ngưng lại để nghỉ(trừ khi hết màn phải vào thay áo qua màn sau), thì đóng phim quá…khỏe, vì chỉ cần thuộc có một câu hoặc một đoạn rồi ngừng lại để …đặt đèn lại và đổi góc máy. Nhưng diễn như vậy cũng không thoải mái vì đang khóc ngon lành đạo diễn lại bảo “cắt”. Rồi nửa tiếng sau, khi các chuyên viên đã làm xong công việc của họ rồi thì mình lại vào ngồi …khóc tiếp. Nói tóm lại việc nào cũng có cái khó của nó. Với cuốn phim đầu tiên mà Thanh Lan đã được mời vào dinh Độc Lập cùng bao nhiêu là các vị có tên tuổi của Saigon Hòn Ngọc Viễn Đông trong buổi trao giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật, có thể nói là danh vọng đến quá dễ dàng. Tuy nhiên, danh vọng không phải là điều mình tìm kiếm. Chỉ vì ở trường học kịch thơ nhiều quá nên mê kịch, mà từ thuở bé đã mê xem phim lắm. Tết có được bao nhiêu tiền lì xì đều bỏ ra xem phim hết.
Trong phim Tiếng hát học trò TL nhớ nhất là anh Huy Cường. Anh nói giọng Bắc thật trầm ấm, diễn dễ dàng như không diễn. Ngoài đời thì luôn ăn nói lịch sự. Anh thủ vai bồ của mẹ TL do nữ ca sĩ Thu Hương đóng. Và có cảnh anh đàn guitar cho TL hát bài Tiếng hát học trò. Sau này anh qua đời vì tai nạn xe cộ, nghĩ đến anh TL buồn mãi.
Pic 4. Thanh Lan trên thảm đỏ Festival of globe 2015 in San Jose, California.
TTT: Chị qua Hoa Kỳ định cư rất trễ, hẳn nhiên trong nước còn rất nhiều fan ái mộ chị. Nếu vì một lý do nào đó như có lời mời trở về VN để hoạt động trong các lãnh vực ca hát kịch nghệ, hay điện ảnh, chị có trở về không? Nếu có bị dư luận phê phán, cảm nghĩ của chị thế nào?
TL: Lần đầu tiên Thanh Lan nhận được lời mời về Saigon hát tại rạp Hoà Bình trong một chương trình hoàn toàn nhạc Pháp vào năm 2005, lần đó Thanh Lan từ chối. Mười năm nay Thanh Lan vẫn nhận được những lời mời về trình diễn tại quê nhà nhưng Thanh Lan vẫn tiếp tục …..làm ngơ.
Nghĩ đến mấy chục triệu khán giả từ 50 năm qua, Thanh Lan thổn thức muốn về để gặp lại, để bùi ngùi nhìn lại nhau giờ ai cũng đã hai màu tóc. Nhân đây xin được gửi đến tất cả khán giả của Thanh Lan tại quê nhà lời chào thân ái, quí vị đã biết Thanh Lan từ khi còn là cô bé con học trung học, đến nay mấy mươi năm qua quí vị vẫn thương Thanh Lan như xưa, theo dõi từng niềm vui nỗi buồn. Muốn bằng xương bằng thịt đứng trên sân khấu hát say sưa cho quí vị thấy và nghe như những ngày xưa ấy. Nhưng biết sao bây giờ. Từ ngày rời quê hương chưa một lần bước chân về, quí vị xem Thanh Lan qua vidéo vậy nhé.
Xin cám ơn chị Thanh Lan rất nhiều, chúc cho chị ngày càng thành công rực rỡ.
Trịnh Thanh Thủy
Share this:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)