Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Mời đọc về nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng, người đã nỗi danh một thời trước 1975.


Mi đc v nhà văn n Nguyn Th Hoàng, người đã ni danh mt thi trước 1975.
 
 
                         
VIẾT VỀ NGƯỜI MỘT THỜI
 -thụyvi
Vừa nhận được tấm hình mới nhất của nữ văn sĩ do một người bạn từ Saigon gửi qua khiến tôi nảy ra ý định viết về những người đàn bà nổi danh một thời.
Viết về người khác không phải là một việc khó, nhưng viết mà lột trần một vài bí ẩn của họ thì có vẻ tàn nhẫn quá chăng ? Vì thế khi viết về họ, tôi cố gắng viết phớt qua những sự kiện trung thực, một vài nếp sinh hoạt nổi bật, hoặc qua lời người trong cuộc kể lại, hoặc từ những bài viết khả tín.
Tấm hình tôi vừa nhận được là tấm hình bà Nguyễn Thị Hoàng chụp mấy năm gần đây. Lâu rồi không gặp, giờ nhìn lại thấy cung cách bà vẫn như ngày xưa, là thứ dáng dấp trưởng giả cấp tiến của Paris ít người bắt chước cho giống. Bà Nguyễn Thị Hoàng tuy không đẹp, nhưng khi xuất hiện bao giờ cũng tạo cho mình một nét riêng với lối chụp hình huyền ảo, huyễn hoặc.
Trong hình bà Hoàng đội chiếc nón rộng vành màu đen che khuất một góc mũi gãy trên khuôn mặt nhỏ nhắn với đôi mắt tô mí thật đậm nhưng cố tình khép hờ để che giấu nét già nua mỏi mệt cùng với nụ cười mõng tinh quái trong chiếc áo len mềm màu lá úa ôm sát thân hình gầy dẹp nhưng mềm mại.
Trái với bà Linh Bảo và bà Nguyễn Thị Vinh được miệng lưỡi kẻ ái mộ văn chương dệt biết bao huyền thoại đẹp mê hồn từ lúc tác phẩm đầu tiên trình làng thì bà Nguyễn Thị Hoàng gặp biết bao điều tai tiếng.
Trước khi những trang Vòng Tay Học Trò dậy sóng trên Bách Khoa vào khoảng năm 1960 – 62 thì trước đó bà Nguyễn Thị Hoàng được nhiều người biết tới trong một scandale sôi nổi tại thành phố Nha Trang.
Những năm theo học tại trường Võ Tánh bà Nguyễn Thị Hoàng dan díu và có thai với ông Cung Giũ Nguyên, thầy dạy Pháp Văn, hơn bà gần ba mươi tuổi.
Theo anh K. một người hàng xóm với bà Nguyễn Thị Hoàng trên đường Hùng Vương thành phố Nha Trang kể lại vụ án đầy tai tiếng này được dàn xếp êm thấm ngoài sự giao hảo của những người lớn liên hệ chức quyền giữa những người như ông Chánh án Nguyễn Hữu Thứ cựu giáo sư Khải Định (Quốc Học, Huế) với ông Nguyễn Văn Hoằng thân sinh của bà Hoàng đang là Trưởng Ty Học Chánh cùng với ông Cung Giũ Nguyên đang giữ chức Hiệu Trưởng Trung học bán công Lê Qúy Đôn kiêm giáo sư dạy Pháp Văn trường Võ Tánh tại tỉnh Nha Trang mà còn vì câu thú nhận can đảm của bà Nguyễn Thị Hoàng : “Ông Cung Giũ Nguyên không có lỗi trong vụ này. Lỗi là do tôi dụ dỗ ông ta khi theo học thêm lớp Pháp Văn tại nhà, vì tôi muốn có một đứa con thông minh xuất chúng như ông ấy !”.
Đứa con gái với ông Cung Giũ Nguyên sinh ra được bà Nguyễn Thị Hoàng đặt tên Cung Giũ Nguyên Hoàng và giao cho bà vợ chính thức của ông Nguyên nuôi dưỡng vì bà Nguyên không thể có con.
Trong những ngày tang lễ của ông Cung Giũ Nguyên vào tháng 11 năm 2008 người ta thấy cô con gái Cung Giũ Nguyên Hoàng phục tang ôm bát nhang đi trước linh vị của ông.
Theo như ông Hồ Trường An trong cuốn Giai Thoại Hồng, bà Nguyễn Thị Hoàng sau đó lên Đà Lạt để dạy học, bà lại dan díu với một anh học trò tên Mai Tiến Thành. Khi cả hai cùng về Saigon, cuộc tình lại tiếp tục. Bà Nguyễn Thị Hoàng lại có thai, sinh một gái nữa đặt tên là Mai Quỳnh Chi, giao cho mẹ của Thành nuôi. Đứa con này, không bao giờ bà Hoàng đặt chân tới thăm (GTH trang 272 ). Đây chính là mối tình bà Hoàng đã dựng nên cuốn Vòng Tay Học Trò.
Mặc dù anh học trò Mai Tiến Thành là nhân vật có thật đã được gặp ông Hồ Trường An và một số nhà văn. Được ông An đưa đến  thăm bà Nguyễn Thị Hoàng lúc bà Hoàng đang sống với ông Bửu Sum, nhưng mới đây, trong một bài phỏng vấn trong nước, bà Nguyễn Thị Hoàng tâm sự : “…Truyện mình viết thường là truyện tình bế tắc và đi xuống. Trong đó những vai nữ bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, nghĩa là tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, và xa rời với phận sự gia đình. Chất liệu lấy từ những năm bất ổn lênh đênh trong cuộc đời đã qua của mình, đôi khi được ráp nối với những câu chuyện thời sự, cộng với một phần tưởng tượng, phóng tác, vẽ vời…rồi ráp thành chuyện. Không biết bên đàn ông thì sao, chứ cánh đàn bà thường mắc phải cái này là có những nét của nhân vật hoặc chính, hoặc phụ, thế nào cũng hắt bóng cá tính thói quen, đường nét và vóc dáng của tác giả. Riêng về Vòng Tay Học Trò, nếu bảo đó là thực thì cũng không hẳn là thực mà bảo là không thực thì… cũng chẳng phải là thế. Dư luận trộn lẫn tiểu thuyết của mình với đời sống thật. Cũng vì thế mà có những tiếng ác ý lao xao về đời sống của mình. Cho nên chỉ có cách là…phải thản nhiên. (ngưng trích).
Có lẽ trong số những nữ văn sĩ nỗi tiếng ngày xưa, cuộc đời và tình cảm của bà Nguyễn Thị Hoàng truân chuyên nhất bởi bà không thoả mãn những khát khao. Bởi lối sống lúc nào cũng nghi vệ màu mè mặc dù thực tế vào năm 1970 bà phải bỏ Saigon về sống trong ngôi nhà nhỏ tại miền quê Long Xuyên mà bà đặt tên thật thơ mộng “Trại Đá Mềm” để trốn nợ !
Hãy nghe bà than thở : “..Từ năm 1966 đến 1969, mình viết liên tục theo những “đơn đặt hàng”. Trong thời gian này mình viết rất nhanh, có khi viết hai, ba truyện cùng một lúc… rồi thì lại buồn chán, mệt mỏi, kiệt sức và mất hoàn toàn tinh thần làm việc vì trong suốt những năm dài liên tục mình chỉ sống với bổn phận làm vợ, làm mẹ và gánh vác kinh tế gia đình. Cái nguồn sống riêng phải nín lại, bị khô héo đi. Sau một chuyền đi xa vào năm 1970 mình lấy lại được hứng khởi và phần không nhỏ cũng vì năm đứa con, một đòi hỏi lớn về kinh tế gia đình nên phải tiếp tục viết… Do đó mà chưa có quyển nào coi như được viết từ tim óc của mình. Những cuốn đã xuất bản : Về Trong Sương Mù, Một Ngày Rồi Thôi, Vực Nước Mắt, Cho Ðến Khi Chiều Xuống, Tuần Trăng Mật Màu Xanh, Cuộc Tình Trong Ngục Thất vv…” (ngưng trích).
Cũng theo ông Hồ Trường An. Bà Nguyễn thị Hoàng mặc dù viết như gió táp mưa sa, không thèm đọc lại những gì mình đã viết; ngoài bút của chị như cuồng lưu, như ngựa phi đường xa, lướt phom phom, không có gì ngăn cản nổi. Vậy mà bà Nguyễn Thị Hoàng vẫn có thì giờ chăm sóc năm đứa con, dọn dẹp nhà cửa, đảm đang việc bếp núc. Ông Nguyễn Phúc Bửu Sum, chồng bà  Hoàng (có họ hàng cô cậu với họa sĩ Nghiêu Đề) hết vụ trốn lính tới vụ đào ngũ, rồi bị bắt, rồi đào ngũ, không làm ăn gì được.
Chúng ta thử đọc quyển “Chuyện Tình Trong Ngục Thất” sẽ rõ một đoạn đời cũ của bà Hoàng. Bà giúp chồng đào ngũ khi ông Bửu Sum bị đưa đi tác chiến ngoài Quảng Ngãi. Đây là cuốn sách được nhiều văn hữu ưa thích nhất, không phải vì họ có óc phản chiến, mà vì nó diễn tả trung thực tâm tình và cảm nghĩ của tác giả nhất, chân thành và sống thực nhất, và có ít có tính chất tiểu thuyết hơn các cuốn khác, trừ “Vòng Tay Học Trò”. (GTH trang 278 & 279 ).
Sau năm 1975 trong màn tự phê tự kiểm trong khoá Bồi Dưỡng Chính Trị, bà Nguyễn Thị Hoàng nói trơn như mỡ, như rau muống lặt. Đại khái : “Bọn văn nghệ miền Nam chúng tôi bị tên đầu sỏ đế quốc và chế độ hư hỏng thối nát đầu độc. Chúng tôi là kẻ bịnh hoạn, viết những tác phẩm bịnh hoạn. Xin “cách mạng” giúp đỡ chúng tôi, dìu dắt những kẻ bịnh hoạn, tật nguyền là chúng tôi trên con đường sáng tác…
Rồi bà hướng về chúng tôi, những kẻ cầm bút phe bại trận, giọng van vỉ thật ai oán :
– Xin các anh cùng tôi, trước giờ phút sống chết này nói lên một lời gì đi.
Phe bại trận im lặng, mặt mày lạnh tanh. Còn phe thắng tức phe cán bộ văn hoá tổ chức khoá học tập, trong đó có nhà văn Vũ Hạnh thì mặt mày lầm lì, nặng nề như cái cối đá. Sự kêu ca van nài đã đẩy bà Nguyễn Thị Hoàng vượt qua khỏi cái lằn mức liêm sỉ cuối cùng. Thế là Vũ Hạnh cùng Sáu Lăng xúm lại hạch sách, sỉ vả bà, nêu hết cái tính chất đồi trụy tinh thần trong tác phẩm “Vòng Tay Học Trò”, bốc trần những tư tưởng ngoại lai trong các tác phẩm khác của chị. (GTH trang 280)
Từ đó một phần do chế độ kiểm duyệt nên không thấy bà viết gì. Mặc dù dư luận về sự trục trặc tan vỡ giữa bà với ông Bửu Sum. Vấn đề thêm nhiều mối tình lê thê của bà với người này người nọ vẫn được nhiều người râm ran bàn tán, chứng tỏ với tuổi “thất thập” số phận bà vẫn chưa chịu yên lành.
thụyvi (Hầm Nắng, 29/11/2011)
 

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Tuổi thanh xuân bị đánh cắp!


 Tuổi thanh xuân bị đánh cắp!


Viết nhân dịp “Spotlight” đoạt giải phim xuất sắc Oscar 2016

Lời dẫn: Spotlight là phim xuất sắc của đạo diễn Tom McCarthy. Bộ phim được dựng trên câu chuyện có thật về nhóm phóng viên Spotlight thuộc tòa soạn Boston Globe. Họ khui ra scandal lạm dụng tình dục của các cha xứ tại Boston, đã làm rúng động nước Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI. Spotlight thắng giải “Phim Hay Nhất” và “Kịch Bản Hay Nhất” và đoạt giải thưởng Pulitzer 2003 vì phục vụ cộng đồng... Và bây giờ bộ phim đã chinh phục hoàn toàn ban giám khảo Oscar lần thứ 88 (2016)



Tổng Giám mục Charles Jude Scicluna, một giới chức cao cấp của Tòa Thánh, cựu công tố viên của Vatican, dự buổi chiếu phim Spotlight ra mắt ở Ý, lần đầu tiên đã bẻ gãy im lặng để lên tiếng về cuốn phim này. Rất xúc động, ngài khuyên các anh em tu sĩ nên đi xem phim này để đấu tranh chống với “bản năng im lặng đồng lõa, mà tiếc thay bây giờ vẫn còn trong Giáo Hội.” Ngài nói tiếp..." những người biết mà không nói, họ cũng phạm tội."

Đức Tổng Giám Mục Malta, cựu công tố viên Vatican đã phát biểu: “Tất cả các hồng y, các giám mục, linh mục... phải đi xem phim này, bởi vì họ phải hiểu chính sự tố cáo mới cứu Giáo Hội, chứ không phải sự im lặng đồng lõa cứu." Điều quan trọng hơn là “Spotlight” khuyến khích những nạn nhân của lạm dụng tình dục trong nhà thờ trên khắp thế giới can đảm bước ra ánh sáng, tố cáo những kẻ có tội.
Bài viết sau đây là những câu chuyện người thực, việc thực 100%, mà tôi vô tình trở thành chứng nhân, nó tiêu biểu cho rất nhiều câu chuyện thực xảy ra ở ngoài xã hội. Bài viết không nhằm mục đích tố cáo mà là gióng 1 tiếng chuông cho những người có trách nhiệm trong giáo quyền thay đổi cách nhìn vấn đề, đặc biệt với giới “Kitô hữu Việt” trong nước cũng như ngoài nước. Xin đừng làm lơ hay "im lặng đồng lõa" để những kẻ gây tội ác vẫn ung dung sống cuộc sống thoải mái vì được bao che, bảo vệ do "bản năng bảo vệ danh giá " của giáo hội, đặc biệt là trong "mùa chay thánh" này!

------------------------
Một buổi sáng dậy check email tôi nhận được tin từ Việt Nam chị H đã “ngủ giấc ngàn thu”. Những người quen, ai cũng biết đó là "tin nhẹ nhàng", vì chị bịnh tâm thần đã rất lâu. Tôi thân với P, em gái chị, tụi tôi thân nhau từ lúc học Gia Long. Vì quá thân nên tụi tôi hay đến nhà nhau chơi, do đó tôi thân với chị H luôn. Nghe nói buổi tối đó, chị H “ca hát” như thường lệ, rồi đi ngủ để rồi không bao giờ thức dậy nữa. Cầu chúc chị, sau một thời gian dài với những tháng ngày buồn tênh, sớm "thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang" . Nghe tin chị "đi nhẹ nhàng" tôi mừng cho chị vì như vậy là chị đã "giải nghiệp". Mừng cho bạn tôi cũng nhẹ gánh chăm sóc chị với thời gian quá dài, vì bạn "độc thân" nên các em đã giao nhiệm vụ này cho bạn. Biết là vậy nhưng sao lòng tôi vẫn thấy bâng khuâng, nao nao trong dạ! Sự chia ly nào cũng vương vấn một nỗi buồn! Cuộc đời mỗi con người đúng là như câu hát "Biết ra sao ngày sau?" Thời còn trẻ chị H là một nhan sắc, chị đã từng là tiếp viên hàng không bay đường quốc ngoại của Air Việt Nam, chú ruột chị là 1 trong 9 vị thẩm phán tối cao pháp viện VNCH. Nhà chị có xe hơi riêng để cuối tuần cả nhà đi chơi Vũng Tàu hay Đà Lạt. Sau này ba chị mất, nhà không còn sung túc nữa, nhưng vẫn có cuộc sống đầy đủ. Như bao nhiêu người tuổi trẻ khác, chị lao vào tình yêu với tất cả nồng nàn và đầy hy vọng vào tương lai. Chị đã từng mơ ước "một căn nhà, một hạnh phúc, người này nương vào người kia” ở xứ hoa Anh Đào (Nhật) vì chàng là du học sinh bên đó, nhưng "Trời không chiều lòng người" nên chị đã bị tình phụ. Cú sốc quá mạnh đã làm chị lao đao mất thăng bằng tâm lý! Chị phải đi bác sĩ và uống thuốc điều trị tâm thần. Phải chi chị nhớ và thực hành được câu nhắc nhở của TCS thì hay biết mấy: “Tha thứ cho người đã làm mình tổn thương là một một món quà ta dành tặng họ. Lãng quên họ là một món quà tự dành tặng bản thân ta "

Trước đó, niềm mơ ước đi Nhật mạnh mẽ của chị đã lây sang tụi tôi, và mỗi lần tôi đến chơi là tôi và P. xúm nhau ngồi vẽ ước mơ chung với chị: tụi tôi sẽ cùng nhau đi ngắm núi Phú sĩ, rồi ngắm hoa Anh Đào nở đẹp tuyệt vời trên đất Nhật. Chị dặn tụi tôi phải học cho giỏi, đậu cho cao để được học bổng đi Nhật rồi qua ở chung với chị. Tôi nói chị đừng lo vì P là 1 học sinh thông minh xuất sắc ở rất nhiều môn, bạn thuộc loại giỏi toàn diện. Ngoài ra bạn còn năng nổ trong mọi hoạt động xã hội...tương lai bạn là con đường sáng chói lấp lánh ngàn hoa. Vậy đó... mà đầu năm lóp 12 bỗng dưng P “mất tích”, tôi hoang mang lo lắng, chạy tới nhà bạn nhiều lần, nhưng vẫn không biết thêm một chút thông tin nào về bạn. Ngoại trừ nghe người nhà nói lời nhắn gửi từ P “Bạn yên tâm, đừng lo, mình cần phải đi dưỡng bịnh ở Đà Lạt một thời gian”. Tôi ấm ức quá, "Bịnh gì?" Bạn tôi là 1 cô gái khỏe, trẻ đang ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” mà đột nhiên lại bịnh? Mà bịnh gì sao lại phải giấu cả bạn thân và không cho tôi liên lạc, gặp mặt. Sau đó thỉnh thoảng tôi lại tới nhà bạn để hỏi thăm, chị H sau cú sốc tình cảm đã “ngu ngơ”, bây giờ thêm sự mất tích của P “giáng xuống” chị càng “tưng tửng” nặng hơn, nên tôi chẳng hỏi thăm được gì nơi chị. Tôi muốn gặp má P nhưng hình như bà tránh mặt tôi. Một lần tôi đến bất chợt và ra thẳng nhà sau luôn, tôi gặp bà mà sửng cả người vì chỉ trong một thời gian ngắn bà đã thay đổi quá nhiều: người bà gầy xọp đi, tóc bạc trắng, gương mặt hốc hác. Tôi thấy thương bà quá, chắc là bà đang phải chịu đựng nhiều nỗi đau xé lòng về những đứa con gái cưng của bà. Tôi chạy đến ôm bà mà nước mắt ứa mi:

- Bác ơi! Con thương bác quá! Chuyện gì đã xảy ra cho P vậy bác? Chắc bác đang khổ lắm, bác làm ơn nói cho con nghe đi!
Tôi thấy bà đưa tay quẹt nước mắt, rồi xua xua tôi đi:

- Khổ lắm, không nói được con ơi! Bay dìa đi, đừng hỏi nữa, đau lòng lắm...
Rồi bà chạy vô phòng đóng sập cửa lại, tôi tiu nghỉu ra về mà lòng đầy hoang mang thắc mắc. Chuyện gì đã xảy ra cho bạn tôi, mà mọi người không ai dám nói, một bức tường im lặng ngột ngạt vô hình bao quanh với những giọt nước mắt thầm rơi. Tôi đi hỏi thăm bạn bè và các cha quen... nhưng tất cả đều là im lặng, không ai nói 1 lời nào. Ai là người có thể xé toang bức màn im lặng nặng nề này? Hay có một quyền lực nào "cấm nói"? Chúa ơi! Chúa có thấu hiểu không? Chúa hãy trả lời con đi... Và mãi đến gần nửa thế kỷ sau, tôi mới có câu trả lời gián tiếp từ Đức Tổng Giám mục Scicluna cho biết những gì ngài cảm nhận qua cuốn phim Spotlight và những gì đánh động ngài nhất chỉ tóm gọn trong 2 chữ: “cấm nói”...

Hơn 1 năm sau, tôi trở lại nhà bạn và đi thẳng ra nhà sau, tôi bắt gặp bạn tay bồng 1 đứa bé bọc trong khăn lông. Tôi mừng quá vội chạy ùa lại trách bạn: "Mày đi đâu mà mất tăm, mất tích vậy? Làm tao lo quá chừng!" Rồi nhìn đứa bé: "Con ai đây?" Bạn cúi mặt, nhìn đứa bé và trả lời: "Con tao đó!. Tôi ngạc nhiên đến độ tưởng như đất sụp dưới chân, không nói được nửa lời vì nó đi ra ngoài sức tưởng tượng của tôi. Thời đó nữ sinh tụi tôi còn ngây thơ khờ khạo lắm, không phải như các em bây giờ khôn nhanh quá với sự hỗ trợ của internet, cái gì các em cũng biết. Tụi tôi lại học từ nhỏ trong 1 trường nữ trung học, nên đa số chỉ có bạn gái, chứ không có bạn trai. Khờ đến nỗi khi đi picnic hướng đạo, chơi trò chơi chung, có đứa còn thầm thì: “Đừng nắm tay con trai nha! Coi chừng về dính bầu đó!" Nhìn kỹ lại bạn, tôi mới thấy rõ ràng bạn đã kiệt quệ sức lực. Bạn hoàn toàn không giống cô bạn tôi năm ngoái trẻ trung, yêu đời và đầy năng động.

Phải đợi một thời gian thật lâu, sau khi vết thương lòng đã lành, bạn mới kể cho tôi nghe. Bạn đã từng bước bị sa vào lưới mà bạn không biết vì con gái mới lớn còn ngây thơ, khờ khạo, lại hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối nơi cha xứ. Một người mà cả họ đạo lúc nào cũng thần phục, cung kính vái chào. Cha lại luôn rất ân cần tử tế với gia đình bạn, gần như là 1 ân nhân, nên bạn lúc nào cũng yêu quý và rất “thần tượng” cha. Một hôm người đó lại phủ phục dưới chân mình để khóc van xin tình yêu, thì làm sao mà không xúc động đến rụng rời cho được? Và bạn đã sa vào mê hồn trận lúc nào không biết. Khi tỉnh ra bạn sợ quá, từ đó không dám ra giáo xứ gặp ngài nữa, nhưng mọi sự đã muộn màng. Thời gian sau đó bạn hay bị ói mửa hoài, má bạn dắt đi bác sĩ mới khám phá ra chuyện động trời: bạn đã có thai. Bạn và cả nhà rơi vào trạng thái kinh hoàng, mà lại phải "giấu kín như bưng" không dám hé môi cho ai biết! Còn lo sợ giáo dân biết, coi chừng bị "ném đá" thì nhục lắm, vì ở giáo xứ thường có "hàng rào giáo dân", đặc biệt là các bà luôn sẵn sàng "ném đá" vì những ai động đến các cha là "động đến Chúa". Nhưng đâu có giấu được hoài trong gia đình, ý kiến của ông chú ruột làm Tối Cao Pháp Viện là "lôi cổ thằng đó ra tòa" và hủy bào thai đi. Sau đó cho nó tịnh dưỡng một thời gian, như bị accident, rồi đi học lại, làm lại cuộc đời mới, vì bạn còn quá trẻ lại học giỏi, nếu cần ông sẽ gửi cho đi du học. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, bạn đã cương quyết giữ bào thai lại vì nó vô tội, và cũng không thưa kiện ai hết, người nào làm sai để Chúa xét xử họ. Mình ngu ngốc, khờ dại thì phải nhận trả giá bài học của mình. Lòng trắc ẩn đúng là điểm yếu của phụ nữ và cũng chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều đau khổ. Tôi thấy bạn quá can đảm khi quyết định "giữ lại bào thai" vì nó cũng đồng nghĩa bạn đã tự đóng sập cánh cửa tương lai đời mình. Nhưng tôi vẫn băn khoăn không biết quyết định "để yên" cho đương sự của bạn đúng hay sai? Vì sau này khi được để yên, ông ta lại “ngựa quen đường cũ” tiếp tục xâm hại thêm 3,4 cô khác nữa. Đức Tổng Giám mục Malta, cựu công tố viên Vatican, đã nói rất đúng: “Chính sự tố cáo mới cứu Giáo hội, chứ không phải sự im lặng đồng lõa cứu.” Nhưng điều quan trọng là thái độ của giới chức thẩm quyền trong giáo hội, vì họ cần phải thấy “bản năng bảo vệ danh giá tác hại đến độ nào?" vì không những tuổi thanh xuân của nạn nhân đã bị đánh mất mà còn ảnh hưởng lâu dài về mặt tâm lý đến nỗi họ không thể sống bình thường như mọi người trong xã hội. Trong chuyện của bạn tôi, khi ý kiến ông chú ruột bị bác bỏ, ông ấm ức và cho người lên tòa Tổng Giám Mục để trình bày sự việc. Tòa Tổng thay vì cho điều tra để xác minh sự việc thực hư thế nào, để có biện pháp với “đương sự”. Tiếc thay vì "bản năng bảo vệ danh giá " Tòa Tổng lại quyết định chỉ xử khi nào có đơn và chữ ký của chính nạn nhân, mà điều này bạn tôi cương quyết không làm. Đức Tổng Giám mục Charles Jude Scicluna đã nói rõ “bản năng đó đã ở trong Giáo hội, và đó là một sai lầm nặng nề “. Nhưng điều đáng buồn hơn không phải chỉ có chuyện ngày xưa ở Việt Nam mà hiện nay ở những nước lớn như Pháp, Úc... vẫn có những lá đơn khiếu kiện bị "Trên" dìm đi và nạn nhân đôi khi còn bị quật ngược lại, bị đe dọa..., nhiều nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần nặng nề, phải đi gặp counselor liên tiếp trong nhiều năm, tốn cả chục ngàn đô la và vẫn còn phải tiếp tục... Đó là trường họp của T, một em nữ sinh cũ của tôi. Em là 1 học sinh giỏi và trung thực, sau 75 ba em đi tù cải tạo, gia đình em rơi vào khủng hoảng mọi mặt. Má em quyết định gom góp tư trang, tiền bạc để cho em đi vượt biên, vì em là con gái lớn trong nhà. Em đi mang theo mình 1 sứ mạng, 1 niềm tin và hy vọng sau này sẽ giúp cả gia đình thoát khỏi xứ sở Cộng sản. Em trôi giạt đến đất người bơ vơ, xa lạ không 1 người thân. Trong lúc em hoang mang lo sợ cho viễn ảnh tương lai, em may mắn đã gặp 1 cha xứ đưa tay nâng đỡ, đùm bọc. Em mừng như sắp chết đuối giữa biển khơi mà vớ được phao cứu sinh. Em hoàn toàn tin phục và mang ơn cha hết lòng, rồi cha "rủ" em rửa tội và theo đạo. Dần theo thời gian, dưới sự hướng dẫn kiểu "thắt lại từ từ" của cha, không biết tự lúc nào cha đã biến em hoàn toàn lệ thuộc vào cha, muốn thoát ra không được và em đã trở thành "vợ hờ" của cha trong nhiều năm liền. Cho đến khi do một dịp may tình cờ, em mới thoát ra được và em rơi vào trầm cảm nặng nề, vì phải "câm nín" với những uất ức không nói ra lời. Một lần trong buổi họp nhóm với các bạn trẻ, có 1 bạn bật khóc kể lể tâm sự của mình vì không nói ra được bạn sẽ điên. Hoàn toàn không thể ngờ, sau đó như ngòi pháo đã được châm, nhiều bạn vừa nức nở, vừa bộc lộ nỗi đau lòng tương tự đã giấu kín trong lòng nhiều năm. Khi người ta không lẻ loi nữa và có bạn đồng hành, người ta thêm sức mạnh để đòi hỏi công lý. Nhưng rất tiếc đơn khiếu kiện của các em đã bị "vùi dập" và còn kèm theo những hù dọa... Bây giờ T mất niềm tin, nhìn đâu cũng sợ hãi, em như con gián không dám bước ra ánh sáng ban ngày...

Giáo hội Công Giáo với hàng ngàn các vị linh mục, tu sĩ nam nữ sống can đảm và trung thành với Ơn Gọi để phụng sự Chúa và âm thầm phục vụ tha nhân từng ngày, nhất là qua những công tác cứu giúp người nghèo khổ khắp nơi. Nhưng cũng không tránh khỏi “những con sâu làm rầu nồi canh” phản ảnh sự yếu đuối và mỏng giòn của con người. Trong vòng 10 năm qua, Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận sự sai lầm của mình từ Vatican đến các hàng giáo phẩm địa phương. Nhiều giáo phận ở Mỹ đã phải phá sản vì bồi thường cho các nạn nhân bị sách nhiễu tình dục trong những thập niên trước. Đó là ở Mỹ, còn ở những nước khác và Việt Nam thì sao? Tệ trạng này chưa thay đổi bao nhiêu! Phải chăng họ dựa vào luật "cấm nói" và nhiều nạn nhân phải trở thành "câm nín" khi đứng trước một "quyền lực" mạnh hơn mình rất nhiều. Thật là đau lòng! Tổng Giám mục Charles Jude Scicluna đã nói “những người biết mà không nói, họ cũng phạm tội”. Vậy nếu "Bề Trên" biết mà bao che, làm lơ thì tội sẽ nặng đến thế nào? Vì "Sẽ không có lòng thương xót nếu không có công chính.” Năm nay lại là năm Lòng Thương Xót Chúa, hy vọng lòng thương xót Chúa và sự công chính sẽ trải dài khắp mọi ngõ ngách của đời sống nhân gian, cho cả những kẻ bé miệng không có chút quyền lực trong tay, muốn nói mà không nói ra lời. Hy vọng “Spotlight” sẽ là tiếng kêu vang vọng đến Vatican và hệ thống giáo hội trên toàn thế giới để thức tỉnh những ai nắm giữ quyền lực trong giáo quyền hãy vì lương tâm con người, đừng vì “sĩ diện” hảo bên ngoài mà quay lưng đi với những sự thật đau lòng! Xin cho những giáo dân biết mở lòng đón nhận những sự thật về các "đấng bậc". Năm rồi khi ĐTC Phanxico vừa đưa ra “Tòa Thánh với 15 Chứng Bệnh” để sửa sai và củng cố hàng ngũ trong giáo hội, thì lập tức đã có nhiều giáo dân hoảng hốt khi thấy nó được phổ biến công khai “Lạy Chúa, sao lại vạch áo cho người xem lưng”. May đó là bản văn của ĐTC, nếu là ai khác chắc sẽ bị “ném đá” rồi!

Sau này, khi đọc tác phẩm nổi tiếng "Con chim ẩn mình chờ chết", tôi đau lòng khi nhớ tới thân phận của bạn mình. Sau 75 nhà gia đình bạn bị tịch thu, phải về nhà quê ở. Việc học đã bị dở dang lại đeo theo con thơ là 1 trở ngại quá lớn cho bạn trong việc tiến thân và tìm việc. Tương lại bạn đáng lẽ đã rực rỡ, nhưng bạn đã phải hy sinh nó vì con, vì luật "cấm phá thai" của giáo hội. Nhìn bạn quá khổ mà nước mắt tôi tràn mi, khi ôm bạn trong vòng tay . Tôi khóc cho bạn, khóc cho tôi, khóc cho thân phận đàn bà thời nào cũng quá khổ! Nếu có ngày nào tôi ở địa vị bạn, tôi có đủ mạnh mẽ như thế? Một thời gian dài sau đó, khi bạn xin vô làm hướng dẫn viên cho 1 công ty du lịch, có vài người có cảm tình và muốn tiến tới xây dựng dài lâu với bạn, nhưng đứa con trai bạn đã quen cảnh “một mẹ, một con” lâu rồi, nên ra sức ngăn cản mọi người đến với mẹ. Người phụ nữ nào mà không khao khát được yêu thương, được chăm sóc thay vì cô đơn, vò võ lủi thủi một thân một mình nuôi con trong cực nhọc. Tội nghiệp bạn tôi cả một thời thanh xuân đã hy sinh vì con, chịu khổ vì con, nhưng khi có người thực sự yêu thương muốn quyết tâm tiến tới, dù biết rõ hoàn cảnh của bạn, thì đứa con trai lúc đó đã lớn, bèn ra tối hậu thư cho mẹ “ Mẹ chỉ có quyền chọn 1 trong 2, nếu mẹ chọn người đó, thì con sẽ bỏ nhà đi bụi đời luôn và không nhìn mẹ nữa...” Bạn tôi 1 lần nữa lại nuốt nước mắt vào trong, như ngày xưa đã “nuốt lệ” quyết định giữ bào thai, chống lại ý kiến gia đình, dù biết tương lai sẽ tăm tối! Bạn đã trả lời con trong nổi ngậm ngùi: "Con ơi! mẹ sẽ chọn con, con trai của mẹ". Ôi! trái tim của người mẹ luôn là "kỳ công tuyệt vời nhất của tạo hóa"!

Ngẫm lại cuộc đời của bạn tôi là một chuỗi dài cô đơn và đau khổ, bạn tôi không phải là "con chim ẩn mình chờ chết" mà là "Con chim ẩn mình chịu đựng đau thương triền miên" trong mấy chục năm trời. Ngẫm lại tôi càng thấy tội lỗi của “đương sự” là quá lớn. Ngày xưa ông bà mình có câu “Mũi dại, lái chịu đòn” hay theo tin tức thời nay: một toa xe lửa bị lật đường rầy, tổng trưởng giao thông lên tivi xin lỗi người dân và xin từ chức. Vậy ai, ai chịu trách nhiệm cho nỗi đau của tuổi thanh xuân sáng ngời đã bị cướp mất của bạn tôi ? Ai, ai bù đắp giùm những mất mát, những trầm cảm kéo dài hằng chục năm của học trò tôi? Ai, ai chịu đựng cho nỗi khổ kéo dài cả một đời người của bạn tôi? Đau khổ với bạn tôi có lẽ “Lâu rồi đời mình cũng quen” và bạn chỉ cần “xin tháng ngày rồi bình yên,” nhưng dù sao “con chim ẩn mình” cũng phải được 1 lần cất lên tiếng kêu đau thương rướm máu của mình để mọi người cùng nghe, nhất là những giới chức có thẩm quyền trong giáo hội nghe, để lịch sử đau thương không tái diễn cho những thân phận phụ nữ khác ở Việt Nam cũng như nhiều nơi khác trên toàn thế giới. Bốn thập niên trước, xã hội nói chung ít để ý đến những nạn nhân nầy vì họ không dám lên tiếng vì nhiều lý do khác nhau. Vả lại, những năm trước đây, tâm lý học chưa thấy hết hậu quả lâu dài và trầm trọng với người trẻ bị sách nhiễu tình dục. Còn bây giờ mọi thứ đã được phơi bày ra ánh sáng, xin đừng tiếp tục làm ngơ, bịt tai, đừng làm thinh trước cái ác, vì không làm điều "phải làm" cũng là tội. Nếu những nạn nhân đó là người thân của bạn, bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của họ không?

ĐTC Francis đã nói: “Sự tử tế và lòng thương xót của Chúa phải được bao trùm khắp nơi, không chừa một ai” nhất là những người đang đau khổ do thiếu sự công chính. Trong kho tàng thánh ca, "Kinh Hòa Bình" là bài hát gần như ai cũng thuộc và thích hát:

"Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa... đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

Để con chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, để con rọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu..."
Nhưng bạn ơi! có bao giờ bạn hát với sự lắng lòng và tự kiểm nghiệm xem thực tâm bạn đã làm gì để cho những điều đó hiện diện trong đời sống hằng ngày như lời ĐTC Francis khuyên nhủ: **”Đừng chỉ nói mà thôi, nhưng hãy đứng lên và “hành động”**. Bạn đã làm gì? ? bạn đã giữ thái độ "im lặng đồng lõa" hay bạn cùng góp sức để mở cánh cửa bưng bít từ lâu cho ánh sáng "công chính" soi rọi vào những nơi "tối tăm"?

Thành thật cám ơn bạn đã "chia sẻ" với tôi tới những dòng này, vì coi như "món nợ" tinh thần tôi nợ từ lâu với bạn thân và học trò..., tôi vừa trả xong. Lòng cảm thấy thật nhẹ nhàng khi nghe đâu đây lời hát từ 1 giọng ca trẻ vừa cất lên:
"Ta nợ mặt Trời từng tia nắng mai,
Ta nợ nụ cười, người quen sáng nay,
Nghe đời nhẹ nhàng, bước chân phong trần"

Phượng Vũ

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Kính tặng các bà MẸ thân quý của thế gian này Slideshow “MẸ”


Kính tặng các bà MẸ thân  quý của thế gian này
Slideshow “MẸ”
 
Ai trong chúng ta cũng có một bà Mẹ và điều đó đồng nghĩa với hạnh phúc. Mẹ là tiếng nói đầu tiên trên môi trẻ thơ  khi tâm hồn của bé chỉ là tờ giấy trắng trinh nguyên .  Thiêng liêng quá phải không quý vi?
Vâng, bởi chính mẹ là người đã cho ta sự sống, cho ta hình hài, xương thịt và máu huyết. Ngày nào trái tim ta còn đập, ngày ấy ta còn mang sự xẻ chia cốt nhục mà Mẹ đã ban cho ta.
Trong giấc mơ tuổi thơ, tiếng ru của mẹ là tiếng êm ái nhất trong cuộc đời:
Ngọt ngào tiếng mẹ bên tai
Vỗ về giấc ngủ đêm dài lạnh sương”
Công lao nuôi dưỡng con của Mẹ dài theo năm tháng cho đến khi con trưởng thành, thật là mênh mông biển lớn:
“Lên cao mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ”
Tình yêu nào cũng có thể phôi phai, chỉ có tình mẹ là sắt son vĩnh cửu. Hôm nay chúng tôi xin kính mời quý vị đi vào tình yêu thương cao quý ấy qua nhạc phẩmMẸ, sáng tác của Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn & Nhạc Sĩ Nguyễn Linh Diệu. 
 Nhạc phẩm này được trình bày bằng hình ảnh Super HD 1080P pha chút kỹ thuật 3D, và được thể hiện qua ba giọng hát truyền cảm Hương Lan, Hương Giang và Hoàng Nhung. Cuối Slideshow, có thêm 55 seconds Bonus guitar Vô Thường nhạc phẩm “Lòng Mẹ” của Y Vân.
 
Xin hãy nói yêu thương Mẹ khi Mẹ còn sống, đừng để khi Mẹ qua đời rồi mới nhỏ vài giọt nước mắt, thì có nghĩa gì nữa đâu.
 
Trần Ngọc.
 
Sơ lược về NV NS Nguyễn Đình Toàn
Nguyễn Đình Toàn là nhà văn, thi sĩ, nhạc sĩ  từ trước năm 1975. Theo Wikipedia, ông sinh năm 1936, nhưng theo ký giả Lê Xuân Trường trong cuộc phỏng vấn tháng 10 năm 2014,  ông sinh năm 1930 tại Gia Lâm Bắc Việt. Ông viết lời cho một nhạc phẩm chứa chan tình mẫu tử qua bài “Mẹ”, nhạc của Nguyễn Linh Diệu.
Sau năm 1975, ông bị học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California . Tác phẩm được ghi nhớ nhiều nhất tại hải ngoại của ông là “Bông Hồng Tạ Ơn”  trong đó, ông ghi lại 234 tác giả gổm nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ: họ  là  những người mà chúng ta nên Tạ Ơn về những đóng góp cao quý và phong phú của họ vào  sự phát triển của nền Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam.
Ông viết tiểu thuyếttruyện ngắnkịch nóibút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạtGiải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973. Đặc biệt Chương Trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN của ông được rất  nhiều  người ưa chuộng đón nghe mỗi tối thư năm hàng tuần.
Ông cũng sáng tác nhiều nhạc phẩm giá trị, nổi tiếng nhất là bài “Saigon
Niềm Nhớ Không Tên” và  "Tình khúc thứ nhất" do Vũ Thành An phổ nhạc.
 

NHAC.

Nhan sắc Khánh Hà ở tuổi 64 -[3-2016]


Nhan sắc Khánh Hà ở tuổi 64  -[3-2016]
Danh ca vẫn giữ được gương mặt căng tràn sức sống cùng nụ cười tươi tắn ở ngưỡng U70.
Trong dịp về Việt Nam chuẩn bị cho show diễn Lâu đài tình ái ở Hà Nội vào 12/3/2016  Khánh Hà tranh thủ thực hiện bộ hình mới.
 
Nữ ca sĩ tâm sự hạnh phúc trong cuộc sống riêng và sự yêu mến của khán giả chính là "liều thuốc" cho nhan sắc của cô.
 
Danh ca bộc bạch trong năm thứ ba của hôn nhân, cô và ông xã Tô Chấn Phong có lục đục. Nhưng sau khi hàn gắn, tình cảm của hai người ngày càng mặn nồng. 
 
Con trai lớn của danh ca (với chồng đầu) đã lập gia đình. Còn con thứ hai (với Tô Chấn Phong) đã 20 tuổi và đang sống với vợ chồng cô.
 
"Ở tuổi làm ông bà, tình yêu của chúng tôi khác xưa nhiều lắm, bớt nồng nàn, sôi nổi mà chuyển sang một dạng khác", danh ca khoe mình đã có một cháu trai nội 2 tuổi. Giờ cô mong muốn có thêm một đứa cháu gái.
 
Giọng ca U70 giữ gìn vóc dáng với chế độ ăn và bài tập khoa học. Cô quan niệm: "Lên sân khấu phải đẹp, có vậy mới thể hiện sự tôn trọng khán giả, và mới được công chúng yêu thương nhiều hơn".
 
Khánh Hà khoe vẻ trẻ trung với áo hở cổ, son đỏ và kính mắt to bản.
 
Cô đã thu âm khá nhiều ca khúc, định phát hành album mới cách đây khá lâu nhưng công việc quá bận rộn nên chưa thể hoàn thành ý nguyện.
 
Ảnh: Ali Bùi

LAM PHƯƠNG - Những cuộc tình vây quanh


LAM PHƯƠNG - Những cuộc tình vây quanh


Nguyễn Ngọc Ngạn

Nhạc sĩ Lam Phương đóng phim Chân Trời Mới
Văn nghệ sĩ lớp trước thường có những chuyện tình bên lề để tô điểm cho cuộc sống và làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Điều này cũng dễ hiểu: Họ có tên tuổi, có hoàn cảnh gặp gỡ dễ dàng, có điều kiện giao tiếp rộng rãi và nhất là tự bản chất, người nghệ sĩ vốn rất nhạy bén trong rung cảm cho nên đôi khi khó cưỡng lại được sức quyến rũ của một bóng hồng. Nói tổng quát thế thôi, chứ thật ra thì vẫn là do bản tính trời sinh, hay đúng hơn là định mệnh an bài ở mỗi cá nhân. Có người mang số đào hoa, cả một đời ngụp lặn trong bao nhiêu mối tình. Người khác thì lại sống khô khan lúc nào cũng thui thủi một mình. Chỉ có điều, đối với tôi, thì người mang số đào hoa chính là loại người trời bắt khổ chứ chẳng sung sướng gì, vui trong chốc lát rồi thường xuyên nặng trĩ
u ưu tư:
“Chém cha cái số hoa đào.
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!”

Cổ nhân đã than như thế thì chứng tỏ đào hoa không phải là điều đàn ông nên mơ ước
!
“Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn.”
Câu hát của Trúc Phương chắc chắn là một định luật không cần bàn cãi. Ca dao có câu:

“Ông trời sao nỡ bất công
Người ha
i ba vợ, người không vợ nào!”
Câu này, thoạt nghe ta cứ tưởng là tiếng than của người đàn ông không lấy được vợ! Nhưng thực ra đó là tiếng kêu thống thiết của người đàn ông đau khổ vì phải chịu đựng đến mấy bà vợ trong khi nhìn những chàng trai độc thân thảnh thơi rong chơi không chút vướng bận!
Nhưng đã tin là định mệnh an bài thì đành chịu. Chúng ta không hoan nghênh nhưng cũng chẳng nên trách người đa mang bởi đó hoàn toàn là số mệnh!
Dân gian thường cho rằng nghệ sĩ nói chung đều đa tình. Điều ấy không đúng. Trên thực tế, chẳng phải nghệ sĩ nào cũng giống nhau. Điển hình là Phạm Duy và Văn Cao, hai nhạc sĩ tài hoa vào bậc nhất Việt Nam, là bạn của nhau và cùng đặt chân vào con đường nghệ thuật một thời điểm với nhau. Trong khi Phạm Duy thì chằng chịt chuyện tình mà Văn Cao thì suốt đời cơm nhà quà vợ, không để ý đến bất cứ người đàn bà nào khác từ khi ông cưới cô Nghiêm Thúy Băng năm 1947, khi ông 24 tuổi, rồi cứ thế thủy chu
ng bên nhau đến mãn đời.
Nhà văn Lê Văn Trương lấy khá nhiều vợ. Nhưng ông tha thiết nói với bà vợ cả:
– Trong tim anh chỉ có em thôi. Những người đàn bà khác anh chung sống, chẳng qua chỉ là tình văn nghệ, chứ lúc nào anh cũng chỉ yêu có mình em!
Câu nói huề vốn ấy chẳng biết có xoa dịu được chút nào những buồn phiền trong lòng bà vợ cả hay không, chỉ biết một điều là xã hội Việt Nam vốn không có cái nhìn quá khắt khe đối với lối sống phóng khoáng của nghệ sĩ. Nhà văn Hồ Trường An, người biết nhiều và viết nhiều về thế giới sân khấu, trong cuốn Theo Chân Những Tiếng Hát, khi nhắc lại chuyện tình tai tiếng của Phạm Duy năm 1955, đã đề nghị rằng:
Chúng ta nên thông cảm! Họ là nghệ sĩ, họ sống bằng trái tim đam mê, cho nên đôi lúc họ sống lệch qua khuôn phép và lề thói!”
Tôi thấy cần thêm vào một câu là chúng ta phải cám ơn những bà vợ bao dung, biết duyên phận mình khi lấy chồng nghệ sĩ là phải rộng lượng mắt nhắm mắt mở, làm ngơ cho ông chồng bay bướm. Mà cũng nhờ vậy, chúng ta mới có bao nhiêu tác phẩm tuyệt vời để lại, những tác phẩm được tạo thành hoàn toàn do sự rung động của trái tim bên lề! Phạm Duy thú nhận trong Hồi Ký: “Tôi cần tình yêu để viết nhạc.” Và ông đã làm đúng như thế. Bằng những mối tình “ngoài luồng”, ông cho chúng ta một loạt tình ca thật đặc sắc như: Ngày Đó Chúng Mình, Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài, Nghìn Trùng Xa Cách, Đường Em Đi, Cỏ Hồng, Nha Trang Ngày Về, Phượng Yêu…

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cũng nổi tiếng hào hoa và cũng nhờ nguồn cảm hứng ở những bóng hồng đi qua đời ông mà ông viết Tà Áo Cưới, Tạ Tình, Ai Buồn Hơn Ai. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm yêu cô gái đang mang bầu mà người bạn ông gửi ông nuôi trên Đà Lạt, nhờ vậy khi chia tay ông mới viết được ca khúc tuyệt tác là Gọi Người Yêu Dấu. Tương tự như thế, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có bài Một Đời Yêu Em và Người Yêu Của Lính viết riêng cho Hoàng Oanh,
nhạc sĩ Thanh Sơn viết Đà Lạt Hoàng Hôn riêng cho Thanh Tuyền, nhạc sĩ Trúc Phương viết Hai Chuyến Tàu Đêm cho cô gái tên Thắm ông tình cờ gặp trên xe lửa, nhạc sĩ Trường Sa viết Rồi Mai Tôi Đưa Em để chia tay một người tình ngắn hạn.

Còn nhiều lắm, nhưng tôi không thể kể hết bởi đó không phải
là nội dung chính của bài này.
Tôi đã có lần thưa với khán giả và độc giả: Tôi may mắn được làm việc chung với hầu hết các nhạc sĩ của Miền Nam, trong đó có nhạc sĩ Lam Phương là người gần gũi và thân quí nhất. Không thân sao được khi mà Thúy Nga đã thực hiện cho riêng ông đến 5 chương trình Paris By Night thu hình, chưa kể hàng loạt live shows trên khắp thế giới. Gần đây, trong nước cũng rầm rộ tổ chức những chương trình chủ đề Lam Phương. Những bản nhạc một thời bị nghiêm cấm gắt gao, bây giờ hầu như mỗi ca sĩ nổi tiếng quốc nội đều có trong tay một CD nhạc Lam Phương. Bầu show mời Lam Phương về, nhưng dĩ nhiên anh từ chối. Anh cười bảo:
– Chừng nào anh Ngạn về thì tôi về!

Chưa về Việt Nam, nhưng tháng 7/2016 tới đây, Thúy Nga sẽ đưa anh về làm 2 shows lớn ở Singapore. Ca sĩ đi show là chuyện bình thường. Nhạc sĩ đi show nhiều như anh Lam Phương là chuyện độc nhất vô nhị xưa nay chưa từng có. Lý do đơn giản là vì nhạc của anh được mến chuộng một cách rộng rãi và cá nhân anh là một huyền thoại mà ai cũng muốn gặp.Tiểu sử và cuộc sống của nhạc sĩ Lam Phương thì mọi người đều đã biết. Hôm nay, tôi chỉ viết lại vài chuyện tình, và dĩ nhiên, cũng chỉ những chuyện tình có tác động trực tiếp tới sự nghiệp sáng tác của tác giả mà thôi. Tôi tin rằng, khi hiểu rõ xuất xứ của từng nhạc phẩm, chẳng những ca sĩ hát sẽ hay hơn mà thính giả cũng sẽ thưởng ngoạn một cách sâu sắc hơn vì cảm thông nỗi niềm với tác giả. Những chuyện tình này, tôi cũng đã từng đề cập đến trên sân khấu Paris By Night, nhưng thường chỉ lướt nhanh qua vì không đủ thì giờ. Hôm nay xin viết lại một lần, nhân nhạc sĩ Lam Phương bước vào tuổi 80, và từ nay chắc sẽ không phải nhắc đến nữa!



*Người con gái đầu tiên đi vào cuộc đời tình cảm của Lam Phương là nữ ca sĩ Bạch Yến, thua anh 5 tuổi. Bạch Yến cùng quê ở Miền Tây, 11 tuổi đoạt giải nhất Huy Chương Vàng giọng ca nhi đồng do Đài Phát Thanh Pháp Á tổ chức. Lớn lên, Bạch Yến hát cho phòng trà Hòa Bình, cùng thời điểm với Bích Chiêu, chị của Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích. Thời ấy, Đệ Nhất Cộng Hòa cấm nhảy đầm, nên khách đến chỉ ngồi nghe và say mê tiếng hát Bạch Yến qua những nhạc phẩm ngoại quốc ăn khách nhất của thập niên 1950 và 60 như Bernadine, It’s Now Or Never, Calypso Italiano, The River of No Return, April Love v.v… Về phía nhạc Việt, Bạch Yến cũng hát nhiều như Bến Cũ, Đón Xuân, nhưng nổi bật nhất, trở thành dấu ấn của Bạch Yến, là bài Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương viết từ năm 1939.


Bạch Yến được mời qua Mỹ biểu diễn trên chương trình truyền hình Ed Sullivan
Anh Lam Phương lúc ấy đã khá nổi đình nổi đám bởi anh có vóc dáng cao, khuôn mặt đẹp trai và đóng phim từ khi mới lớn. Cá nhân tôi, mười mấy tuổi, cũng đã từng say mê anh trong phim Chân Trời Mới bên cạnh nữ tài tử Mai Ly và kịch sĩ Vũ Huân. Anh lại là tác giả một loạt ca khúc rất phổ biến. Ngay cả bản nhạc vui là Nắng Đẹp Miền Nam cũng bán ra ồ ạt sau khi Kim Hoàng hát trên các sân khấu và đài phát thanh. Từ một cậu bé xác xơ ở Rạch Giá, lang thang lên Sàigòn vừa đi học vừa đi làm, Lam Phương mau chóng làm giàu sau khi sáng tác bài Kiếp Nghèo! Cái thế của anh lúc ấy mạnh lắm, quen cô nào cũng dễ dàng. Bạch Yến có thể nói là tình yêu buổi đầu rất trong sáng của anh.

Năm 1961, Bạch Yến 19 tuổi, sang Pháp để học hỏi thêm về ca nhạc. Bốn năm sau, cô được Ed Sullivan mời sang Mỹ. Show Ed Sullivan lúc ấy cực kỳ ăn khách, giới thiệu tất cả những ban nhạc và ca sĩ hàng đầu của Mỹ, Anh và thế giới, có show thu hút đến 35 triệu người xem. Bạch Yến lên hát show này và rồi được mời nán lại đi lưu diễn khắp Mỹ châu thêm 10 năm nữa, bên cạnh những nghệ sĩ lừng danh của Hoa Kỳ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone v.v… Có thể nói
, Bạch Yến là ca sĩ Việt Nam duy nhất hiện diện bên cạnh những nghệ sĩ quốc tế trong hơn một thập niên. Ai đã xem phim Green Berets do tài tử John Wayne đóng vai chính, chắc hẳn vẫn còn nhớ tiếng hát Bạch Yến trong cuốn phim chiến tranh đó. Ở lại Việt Nam, anh Lam Phương tuy có nhớ Bạch Yến nhưng chắc rồi ngày tháng trôi qua cũng làm phôi phai hình ảnh cô gái Miền Nam xinh xắn ấy.




Bỗng dưng Bạch Yến trở về, làm sống dậy mối cảm xúc tưởng đã chết hẳn trong lòng người nhạc sĩ đa cảm. Nghe tin Bạch Yến trở về sau hơn 10 năm xa cách, Lam Phương xao xuyến viết bài Chờ Người rất đặc sắc. Tôi nhớ khoảng năm 1973, ngồi ở quán café tại Mỹ Tho, tôi giật mình nghe Elvis Phương trình bày ca khúc này mà lúc đầu tôi không ngờ là của Lam Phương, bởi giai điệu của nó lách thoát hẳn ra khỏi dòng nhạc quen thuộc của anh, nhất là một bài buồn viết theo hợp âm trưởng (major) là chuyện ít có:
“Chờ em, chờ đến bao giờ
Mấy thu thuyền đã xa bờ.

Mười năm trời chẳng thương mình
Để anh thành kẻ bạc tình
Cầu xin cho mây về vui với gió
Dù có qua bao đắng cay
Muôn đời anh vẫn chờ em.”

Bạch Yến về nhưng không ở lại. Cô trình diễn một vài shows lớn tại Sàigòn rồi lại đi. Tôi nhớ lúc ấy tôi vừa được biệt phái về Sàigòn dạy học sau mấy năm ở lính, tôi hăm hở đi coi show Bạch Yến và mua băng về nghe vì rất thích những bản nhạc ngoại quốc cô hát, cộng với lối trình diễn đầy đam mê của Bạch Yến trên sân khấu. Những ca khúc mà thế hệ tôi ai cũng biết như La Vie En Rose, Malaguena, Ne me quitte pas (If You Go Away)… Cùng thời gian ấy, tôi cũng được nghe Chờ Người của Lam Phương nhưng không hề biết Lam Phương viết bài này cho Bạch Yến!
Nỗi xót xa khi chia tay lần thứ hai này thúc đẩy Lam Phương viết thêm một loạt tình khúc lời ca rất não nề như: Tình Bơ Vơ, Thu Sầu, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Tiễn Người Đi, Tình Chết Theo Mùa Đông. Bài nào cũng thống thiết bi ai:
Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi
Gom góp yêu thương quê nhà
Dâng hết cho người tình xa!
(Tình Bơ Vơ)
Hoặc:
Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu
Nhịp cầu Ô Thước tìm đến mai sau…
(Thu Sầu)
Hoặc:
Rồi đây chốn xa xăm biết người nhớ tôi những gì!”
(Tiễn Người Đi)
Hồi thập niên 1970, nghe những bài này, tôi đâu có hiểu tại sao tác giả lại viết toàn những lời chia ly như vậy! Mãi 20 năm sau, gặp Lam Phương lần đầu tiên năm 1993 ở Paris, tôi mới được anh giải thích là những lời ấy anh nói với Bạch Yến khi Bạch Yến giã từ Sàigòn quay lại Mỹ. Tôi cười bảo anh:
– Như thế thì anh và tôi và tất cả thính giả đều phải cám ơn Bạch Yến đã bỏ anh đi lần thứ hai, anh mới có những nhạc phẩm này. Giá như Bạch Yến ở lại, chưa chắc anh đã giải quyết được gì!
Chắc là vậy! Anh Lam Phương cũng đồng ý ngay với tôi. Mộng không thành thì mộng mới đẹp. Con cá bắt hụt bao giờ cũng là con cá lớn! Bởi vì lúc Bạch Yến từ Mỹ trở về sau hơn 10 năm xa cách, thì Lam Phương đã lập gia đình với kịch sĩ Túy Hồng rồi. Vậy còn níu chân Bạch Yến ở lại làm gì nữa! Thôi thì cứ giữ mối quan hệ trong sáng từ thuở nhỏ, chẳng đẹp hơn hay sao! Anh đã từng hãnh diện viết cho duyên vợ chồng của anh với Túy Hồng bài Ngày Hạnh Phúc chan hòa tình yêu:

“Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền
Đêm về nghe con khóc vui triền miê
n…”
(Ngày Hạnh Phúc)
Bài hát này đã trở thành ca khúc tiêu biểu được hát trong bất cứ đám cưới nào ở Việt Nam. Đó cũng là một thành công lớn mà chính Lam Phương không ngờ tới.
Nhắc đến Bạch Yến, tôi nhớ có lần tôi được mời làm MC cho show Lam Phương ở San Jose, cách đây hơn 10 năm. Hôm ấy có Bạch Yến từ Paris qua. Chị lên sân khấu không hát mà chỉ kể chuyện cũ về anh Lam Phương. Chị nói rất khéo, rất duyên và nhất là không hề cho khán giả biết Lam Phương đã từng say mê mình và viết bao nhiêu bản nhạc cho mình. Chị chỉ nhận là người quen của Lam Phương từ thuở mới lớn mà thôi! Tôi rất nể Bạch Yến ở điểm đó, khác hẳn với nhiều bà, nhiều cô cứ tự nhận là người yêu của Trịnh Công Sơn. Tôi đã gặp ít nhất ba bà cùng nói với tôi một câu:
– Trịnh Công Sơn viết bài Biển Nhớ để tiễn tôi đi xa!
*Bóng hồng thứ hai xâm chiếm trái tim Lam Phương và cũng nhờ đó, Lam Phương để lại cho chúng ta nhiều bài hát xuất sắc, đó
là nữ ca sĩ Minh Hiếu.


Ca sĩ Minh Hiếu
Theo nhà văn Hồ Trường An thì Minh Hiếu có khuôn mặt đẹp tựa như nữ tài tử Elizabeth Taylor. Giọng cô trầm và lạ, nghe rất quyến rũ. Thời ấy, buổi đại nhạc hội nào mà có Thái Thanh, Minh Hiếu, Thanh Thúy, Duy Khánh, Hùng Cường và Nhật Trường thì có thể bảo đảm bầu show hốt bạc. Tài tử Nguyễn Long say mê Thanh Thúy, nhưng Thanh Thúy hờ hững không đáp lại. Nguyễn Long viết truyện phim “Thúy Đã Đi Rồi” và nhờ Minh Hiếu đóng vai chính tức là vai Thúy. Phim không thành công lắm vì Nguyễn Long chưa có kinh nghiệm về kịch bản lại kiêm luôn đạo diễn. Từ đó, Minh Hiếu không đóng phim nữa. Một buổi trình diễn văn nghệ ở Nha Trang, Lam Phương rủ Minh Hiếu ra bãi biển sau buổi hát. Lam Phương lưu lại kỷ niệm buổi gặp gỡ lãng mạn ấy bằng bài Biển Tình:
Nằm nghe sóng vỗ từng lớp xa
Bọt tràn theo từng làn gió đưa
Vầng trăng sáng với tình yêu chúng ta
Vượt ngàn hải lý cũng không xa…”

Mỗi lần nghe bài này, tôi đều nhớ đến “Nha Trang Ngày Về” của Phạm Duy. Hai cuộc tình cũng diễn ra ở một bãi biển và cùng được ghi lại bằng ca khúc. Nhưng lời ca của Lam Phương rất thơ mộng trong khi lời ca của Phạm Duy nặng hẳn về trần tục:
“Lớp sóng mơn man thịt mềm da ngát hương…”
(Nha Trang Ngày Về)
Điều này thì chính nhạc sĩ Phạm Duy nêu lên trong Hồi Ký của ông. Trong Nha Trang Ngày Về, ông viết rõ:
“Bờ biển sâu hai đứa tôi gần nhau…”
Ngược lại, trong Biển Tình cũng hai đứa gần nhau, nhưng nhạc sĩ Lam Phương và người tình chỉ “nằm nghe sóng vỗ từng lớp xa” chứ không nhắc gì đến da thịt cả!
Bài thứ hai Lam Phương viết tặng cho Minh Hiếu là một bài rất hay lồng trong hoàn cảnh thời chiến, đó là Biết Đến Bao Giờ:
“Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào
Đôi ta quen bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu

Từ khi anh là lính chiến, ít về thăm ghé nhà em…”




Lam Phương tuy không phải là lính tác chiến, nhưng từ ngày mới lớn đi quân dịch cho đến ngày mất Miền Nam năm 1975, anh đều ở trong quân đội. Từ Ban Văn Nghệ Bảo An, đổi thành Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Vì công tác liên tục nên quả thật anh cũng khó khăn lắm mới có dịp ghé thăm người tình. Anh viết Biết Đến Bao Giờ là viết cho anh, cho Minh Hiếu, nhưng cũng là viết cho cả triệu người lính Miền Nam lúc bấy giờ.
Cao điểm nhất của Lam Phương để ghi dấu chuyện tình với
Minh Hiếu là bài Em Là Tất Cả:
“Em ơi suốt đêm thao thức vì em.
Vì lời giã từ lúc anh ra về…

Bài này quá phổ biến, quá nhiều ca sĩ hát, nhất là trong các đĩa karaoke. Nó nổi tiếng đến độ nhiều người tự động đổi tên nó thành: “Thao Thức Vì Em”! Tôi nhớ có lần đi show, tôi hỏi cô ca sĩ sắp ra sân khấu:
– Cháu hát bài gì để chú giới thiệu?
– Thưa chú bài Thao Thức Vì Em của Lam Phương.
Tôi ngạc nhiên bảo:
– Theo chú biết thì Lam Phương không có bài nào tên là Thao Thức Vì Em…
Mà quả thật, trên nhiều đĩa karaoke và thậm chí trên bản nhạc in lại, người ta thản nhiên ghi tựa là Thao Thức Vì Em! Hễ có dịp, tôi đều đính chính lại để tôn trọng tác giả, bởi tác giả đã đặt tên bài hát đó là Em Là Tất Cả.
*Người đẹp thứ ba mà Lam Phương gặp gỡ và say đắm là
ca sĩ Hạnh Dung trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Cô không nổi tiếng lắm bởi cô là nhân viên dân chính do Biệt Đoàn tuyển dụng và chỉ hát cho lính nghe. Tuy vậy, chuyện tình Lam Phương – Hạnh Dung cũng để lại cho chúng ta những tình khúc rất đặc sắc mà giờ này vẫn được tán thưởng nồng nhiệt như buổi ban đầu Lam Phương mới sáng tác. Chẳng hạn như bài Bọt Biển ghi dấu kỷ niệm hai người hẹn hò bên bờ đại dương, hoặc bài Giọt Lệ Sầu, Lam Phương viết khi thấy tình yêu bế tắc. Bế tắc có nghĩa là sẽ chẳng đi đến đâu, cho nên ngay từ buổi đầu gặp gỡ, Lam Phương đã không giấu được niềm lo âu qua các tác phẩm anh viết tặng Hạnh Dung:
“Nhè nhẹ đôi chân lại gần đây em
Tựa vào vai anh nghe sóng xô trên biển xanh
Nhè nhẹ đôi tay nâng lấy mộng lành
Vì tình đôi ta tha thiết nhưng quá mong manh!”
(Bọt Biển)


Đã biết là tình quá mong manh nhưng hai người vẫn lao vào! Thậm chí có lúc anh đã phải chán nản sáng tác bài Tình Nghĩa
Đôi Ta Chỉ Thế Thôi:
“Thôi là hết em đi đường em
Tình duyên mình có bấy nhiêu thôi
…”

Bài này thật ra anh viết để tự nhắc nhở hay đúng ra là thúc giục mình nên chấm dứt mối quan hệ éo le ấy, chứ lúc anh viết thì hai người vẫn chưa chia tay nhau.

Quyết định chấm dứt cuộc tình nhưng có những lúc anh thấy mình khó cưỡng lại được trái tim yếu mềm của mình nên anh phải cầu xin ơn trên giúp anh chịu đựng. Đó là lý do anh viết bài Lạy Trời Con Được Bình Yên:

Lạy trời con được bình yên
Tình yêu đó giết con trong ưu phiền

Ôi! Mấy đêm nay, tôi cố quên người
Lại càng yêu thêm!”

Một lần, Lam Phương theo Biệt Đoàn ra công tác ngoài Côn Đảo, trình diễn cho các đơn vị quân đội ngoài ấy. Đêm cuối cùng mọi người gặp nhau họp mặt liên hoan để tiễn chân các cô ca sĩ sáng mai về Sàigòn trước. Lam Phương tạm biệt Hạnh Dung vì anh phải tạm nán lại Côn Đảo vài hôm nữa. Anh vi
ết bài Phút Cuối rất cảm động:
Chỉ còn gần em một giây phút thôi
Một giây nữa thôi là xa nhau rồi
Người theo cánh chim về vui với đời
Để lòng thương nhớ cho kiếp đơn côi!”

Đáng nói nhất là một lần Lam Phương đi công tác trên Đà Lạt. Anh đi một mình không có Hạnh Dung. Anh ray rứt nhớ người yêu bởi Hạnh Dung và anh đã từng hẹn hò nhiều lần tại thành phố sương mù này. Ngồi trong căn nhà trọ lưng chừng đồi nhìn xuống khu phố đìu hiu ngày chủ nhật, anh tha thiết nhớ Hạnh Dung và viết ngay bài Thành Phố Buồn, ca khúc mà tôi vẫn giới thiệu là đã mang lại nguồn lợi tức khổng lồ cho tác giả. Anh bán được hơn 12 triệu, có lẽ là con số kỷ lục trong rừng nhạc tại Miền Nam. Không biết anh có chia cho Hạnh Dung vài triệu hay không, bởi chính Hạnh Dung là n
guồn cảm hứng cho bài hát này!
“Thành phố buồn nhớ không em
Nơi chúng mình tìm chút êm đềm

Quỳ bên em trong góc giáo đường
Tiếng kinh cầu dệt mộng yêu đương
Chúa thương tình, sẽ cho mình, mãi mãi gần nhau”.

Ba dòng nhạc Lam Phương viết cho ba người tình đều hay như nhau, nhưng lời ca thể hiện rõ ba hướng khác nhau: Nhạc viết cho Bạch Yến thì đau xót nuối tiếc, viết cho Minh Hiếu thì nồng nàn nhớ nhung, viết cho Hạnh Dung thì lo âu mệt mỏi vì viễn ảnh tương lai tăm tối. Tâm trạng của Lam Phương khi ở bên cạnh Hạnh Dung thật giống với ý thơ của Thanh Tâm Tuyền:

Ôm em trong tay
Nhớ em ngày sắp tớ
i!”

Mà Lam Phương lo âu là phải! Khi mất Miền Nam, Lam Phương quyết định ra đi vào phút chót. Thật ra thì ngày 28 tháng 4, Hạnh Dung đã rủ anh đi. Nhưng anh gạt nước mắt khước từ. Sáng 30 tháng 4, thấy cả thành phố nhốn nháo, anh mới cùng Túy Hồng và các con vội vã lên tàu Trường Xuân. Đặt chân đến Mỹ, Lam Phương rơi lệ viết bài Chuyện Buồn Ngày Xuân để tự trách mình đã bỏ rơi người tình Hạnh Dung, mặc dù việc này cả anh và Hạnh Dung đều đã đoán trước. Khi chỉ mới tạm biệt nhau ở Côn Đảo, anh đã viết trong b
ài Phút Cuối một câu tiên tri:
“Biết em sẽ buồn vì mình chẳng có ngày mai!”

Nghe nhạc tình Lam Phương, có lúc tôi đã tự hỏi: “Lam Phương thật sự có đắm đuối trong tình yêu như anh diễn tả qua các nhạc phẩm của anh hay không? Theo tôi đoán thì không! Đó chỉ là cách bày tỏ cảm xúc đôi khi quá mãnh liệt, bằng lời ca quá bi lụy khiến người nghe có cảm tưởng lúc nào Lam Phương cũng “khóc thầm” vì yêu mà chưa chắc anh đã thật sự nhỏ nước mắt vì tình! Khi chúng ta nghe Chuyện Tình Buồn do Phạm Duy phổ thơ cho Duy Qu
ang hát, có những câu ray rứt:
Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn!”

Chúng ta hình dung ngay tác giả bài thơ ấy ắt phải đau đớn phờ phạc lắm khi nghe tin người yêu đi lấy chồng! Nhưng chưa hẳn! Hồi còn ở tuổi thanh niên, tôi có quen một ông thi sĩ làm bài thơ rất não nề trong ngày người yêu lên xe hoa. Bài thơ gửi đăng báo làm tôi mủi lòng đến rơi lệ! Tôi xót xa chạy lại thăm để an ủi thì thấy ông đang mặc quần đùi ngồi nhậu ngoài sân, miệng cười oang oang, rõ ràng chẳng nhớ nhung gì người tình vừa sang ngang. Cho nên, cái rung động của người nghệ sĩ đôi khi chỉ chợt đến chợt đi, chứ chưa chắc đã sâ
u thẳm như thiên hạ lầm tưởng.
Trường hợp nhạc sĩ Lam Phương, tôi biết chắc một điều là anh rất dễ xúc động, nhưng không hẳn anh đã lụy tình như những lời ca anh viết. Nguồn cảm hứng sáng tác thường đến với anh quá nhanh, quá dễ, dù nguồn cảm hứng ấy chỉ là một giai nhân lướt qua cuộc sống của anh trong khoảnh khắc! Có lẽ nghệ sĩ khác người thường ở điểm đó. Đây nhé: Anh quen một cô nữ sinh ở Sàigòn, anh viết ng
ay bài Xin Thời Gian Qua Mau:
“Buồn nào hơn đêm nay
Buồn nào hơn đêm nay
Khi ngoài kia bão tố đầy trời!”

Sau này, sang Paris, anh chỉ nghe nói nữ ca sĩ Họa Mi chia tay chồng nhưng anh chưa hề gặp Họa Mi. Thế mà anh cũng xúc cảm viết bài Em Đi Rồi thật sướt mướt!
Rồi cũng ở Paris, người ta đặt anh viết nhạc cho cuốn phim kể chuyện một cô gái ở Miền Nam đi theo Mặt Trận Giải Phóng, về sau quá hối hận vì biết mình lầm đường một thời gian dài. Câu chuyện rất đơn giản mà Lam Phương sáng tác được bài Cho Em Quên Tuổi Ngọc vào hàng tuyệt tác. Chưa hết, cũng ở Paris, anh đang chung sống với bạn gái, thì tình cờ một hôm người bạn anh dẫn về một cô bạn gái khác. Anh giật mình thấy cô bạn kia xinh đẹp quá, rồi ngay sau đó anh đẩy trí tưởng tượng đi xa y như anh vừa gặp tiếng sét ái tình! Nhờ vậy, anh mới viết được
bài Tình Đẹp Như Mơ thật hay:
“Tình yêu từ đâu mà tình yêu vội vã chiếm tim ta?
Chỉ một lần qua mà đêm đêm hình bóng mãi bên ta!”

Như thế thì đủ thấy sự nhạy bén trong trái tim Lam Phương lúc nào cũng sẵn sàng rung động, sẵn sàng nhỏ máu. Anh chưa bị mổ tim là may lắm rồi!
Nếu lùi lại xa hơn, năm 19 tuổi, Lam Phương đi quân dịch (bây giờ trong nước gọi là đi nghĩa vụ quân sự). Đêm mãn khóa, anh viết bài Tình Anh Lính Chiến có những câu tràn ngập tình c
ảm như sau:
“Mai nếu đời ngăn chia ngàn lối
Đừng quên nhé những ngày bên nhau
Nói gì cạn niềm vui rồi ngày mai ta lên đườn
g”.
Những lời gắn bó như thế, ai cũng tưởng là anh viết cho người tình, hóa ra chỉ là mấy ông bạn cùng dự khóa huấn luyện ở Quang Trung! Như thế thì đủ thấy thấy trái tim Lam Phương dễ rung động tới mức nào! Đó cũng là cái tài trời ban cho anh để anh biến những cảm xúc trong tim, dù rất nhỏ, thành những nốt nhạc có sức làm say đắm lòng người.

*Người đàn bà thứ tư cho Lam Phương một khúc rẽ triệt để, một bước ngoặt lớn lao trong sự nghiệp sáng tác, chính là vợ anh,
kịch sĩ Túy Hồng. Tôi cứ nhắc anh là phải cám ơn chị Túy Hồng vì nhờ sự hắt hủi của Túy Hồng anh mới viết được một ca khúc hay nhất hải ngoại, đó là bài Lầm:
“Anh đã lầm đưa em sang đây
Để đêm trường nghe tiếng thở dài!..”
Rồi từ bài Lầm ấy, anh mới giã từ nước Mỹ, trắng tay ra đi lần thứ hai. Có thể xác quyết rằng, đây là giai đoạn đau khổ nhất trong cuộc đời Lam Phương. Đau khổ vì đang từ một người có thừa tiền tài danh vọng trong nước, anh sang Mỹ bắt đầu lại bằng những nghề lao động chân tay thấp kém nhất. Thế mà chuyện gia đình lại đổ vỡ, làm như số mệnh muốn trả thù anh, đem cái khổ tinh thần nhồi thêm vào cái đau vật chất đang vây chặt lấy anh. Anh bi quan đến độ t
oan tìm cái chết:
Thà cuộc đời im trong lòng đất…”
Anh tủi thân đến nỗi viết bài Say trong đó có câu:

Ta biết ta đã già…”
Mất miền Nam anh 38 tuổi. Sang Mỹ, mất gia đình, anh 40 mà phải than già thì cay đắng quá!



Túy Hồng tên thật là Trương Ánh Tuyết, là kịch sĩ nổi tiếng của truyền hình và truyền thanh Sàigòn. Từ thuở còn là học sinh trung học, Túy Hồng đã bắt đầu bước lên sân khấu thoại kịch (kịch nói) của ban Dân Nam. Vì trong đoàn có Kim Cương, nên Túy Hồng luôn luôn chỉ được giao vai thứ nhì, dù rằng khán giả và báo giới ngày ấy rất chú ý đến Túy Hồng sau lần xuất hiện trong vở Áo Người Trinh Nữ từng làm khán giả đổ nhiều nước mắt. Mãi đến sau Tết Mậu Thân 1968, Túy Hồng mới tách khỏi đoàn Kim Cương để thành lập ban kịch Sống. Trong mỗi vở kịch, Túy Hồng đều cố đưa vào một bài hát của chồng là Lam Phương, do chính Túy Hồng hát, chẳng hạn: Đèn Khuya, Kiếp Nghèo, Thu Sầu, Tiễn Người Đi, Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi. Túy Hồng không phải ca sĩ chuyên nghiệp, nhưng giọng hát thuộc loại hay, lại có lối diễn tả của một kịch sĩ nên bài nào cô trình bày trên sân khấu kịch Sống cũng đều gây tiếng vang ngay. Bản Phút Cuối khi vừa sáng tác, Lam Phương giao cho Túy Hồng thu đĩa chung với Diên An, bán chạy như tôm tươi. Túy Hồng hát bài này với cả trái tim rung động vì không hề biết bài này chồng mình viết cho người khác!

Tất nhiên, những chuyện tình bên lề của Lam Phương, Túy Hồng đều biết cả, anh không thể giấu hết được. Trực giác nhạy bén của người phụ nữ là vũ khí tự vệ trời ban cho, nên khó có ông chồng nào ngoại tình mà che mắt được vợ!
Túy Hồng buồn lắm, nhưng xã hội Việt Nam không đặt nặng vấn đề này. Đàn ông, mà lại là nhạc sĩ nổi tiếng, có đèo bòng thêm một vài bóng dáng khác thì cũng chỉ là vui chơi qua đường mà thôi! Túy Hồng chôn giấu nỗi sầu cho tới khi ra hải ngoại. Ra hải ngoại tức là bước vào một thế giới mới. Mọi thứ giá trị vừa bị đảo lộn hết. Cộng đồng người Việt nhỏ bé đang thành hình là một xã hội mất quân bình vì đàn ông quá dư khiến phụ nữ trở thành “hàng khan hiếm”! Có những cô nhan sắc rất èo uột, giá còn ở Việt Nam thì khó có thể lấy được chồng, giờ sang Mỹ tự động được nâng cấp, kẻ đưa người đón tấp nập! Huống chi Túy Hồng vừa nổi tiếng vừa xinh đẹp! Bao nhiêu săn đón chung quanh làm Túy Hồng xiêu lòng. Hình ảnh người chồng nhạc sĩ mới hôm nào ở Sàigòn lớn lao quá, vĩ đại quá, giờ này đi quét dọn, làm thợ hàn, thợ mộc! Huống chi có thể Túy Hồng đã nuôi sẵn mối hận trong lòng, cay đắng nhịn nhục bao nhiêu năm qua, bây giờ mới có cơ hội vùng lên! Sự thay đổi rõ ràng ở Túy Hồng làm Lam Phương đành phải ngậm ngùi ra đi!

Khăn gói qua Paris lại còn vất vả hơn nhiều. Cái nghèo, cái khổ và nhất là cái lạnh của Mùa Đông Paris làm anh vô cùng điêu đứng. Ngày còn ở Việt Nam, nghe Paris là kinh đô ánh sáng, là phương trời mơ mộng mà Nguyên Sa mô tả:

Hôm nay tôi đi Paris đang vào thu
Dòng sông Seine đang mặc áo sương mù
Đang nhìn tôi mà khoe nước biếc
Khoe lá vàng lộng lẫy lối đi xưa!”


Chao ơi! Đẹp biết bao! Nhưng thực tế thì Paris thiếu rất nhiều phương tiện cho người nghèo, chứ không như bên Mỹ. Lam Phương qua Paris năm 1980, cộng đồng người Việt còn rất thưa thớt và đang ngơ ngác vừa nhớ nhà vừa cố gắng hội nhập. Không ai giúp đỡ được anh. Trung tâm Thúy Nga tuy cũng mới dựng lại bảng hiệu ở quận 13 nhưng còn nghèo xác xơ. Ông Tô Văn Lai đi học sửa xe và cùng con gái đứng bơm xăng thì làm gì có việc cho Lam Phương làm!

Sau này, khi Lam Phương kể lại với tôi, tôi hỏi:
– Hồi anh 17 tuổi, sống trong xóm lao động ở Tân Định, anh sáng tác được bài Kiếp Nghèo thật hay, rồi nhờ bài ấy mà anh hết nghèo! Khi sang Paris, anh còn nghèo hơn lúc ở Tân Định, sao anh không viết thêm một bài Kiếp Nghèo nữa?
Anh cười buồn bảo tôi:
– Ở Tân Định tôi nghèo nên mới viết được bài Kiếp Nghèo. Nhưng sang Paris, nếu viết thêm một bài nữa, thì phải đặt tên là Kiếp Mạt mới chính xác!

*Nhưng anh chưa kịp viết Kiếp Mạt thì cuộc đời anh lại thay đổi, lại gặp một khúc rẽ mới ở người đàn bà thứ 5. Rõ ràng là anh có số đào hoa! Đó là một giai nhân tên là
Lê Thị Cẩm Hường mà tôi đã có lần nhắc đến trên Paris By Night. Lam Phương như ngọn cây thiếu nước suốt cả một mùa Hè, bây giờ mưa mới đổ xuống cho ngọn cây sống lại, nhất là Cẩm Hường từng nức tiếng về nhan sắc. Có tờ báo tả cô là “một hoa khôi đẹp mê hồn”! Lúc ấy, Lam Phương đã bước vào tuổi trung niên nên anh viết ngay bài Nửa Đời Yêu Em, rồi nối tiếp luôn một loạt tình ca chan hòa hạnh phúc như: Bài Tango Cho Em, Thiên Đường Ái Ân, Mùa Thu Yêu Đương, Chỉ Có Em… Lời ca của anh bây giờ vui tươi và thực tế lắm bởi anh vừa phục sinh sau những ngày dài mất hết niềm tin trong cuộc sống:

Từ ngày có em về
Nhà mình ngập ánh trăng thề”
Hoặc:
“Đường vào Paris có lắm nụ hồng”

Anh nhắc đến những nụ hồng bởi đó là tên người tình mới (Hường) của anh. Nói chung, giai đoạn này nhạc Lam Phương chuyển sang một hướng mới, tìm lại được niềm tin yêu trong đời, bỏ lại sau lưng tất cả chuỗi ngày vất vưởng đã qua.
Hai người sống bên nhau được gần 10 năm rồi lại chia tay. Lam Phương mệt mỏi viết bài Tình Vẫn Chưa Yên trong đó có hai câu cuối:

Lạy Chúa! Con yêu đời xót xa nhiều
Bao năm qua con mãi đi tìm mà tình vẫn chưa được yên”!

Ở Paris tình vẫn chưa yên cho nên Lam Phương thấy nhớ nước Mỹ. Anh bỏ đi từ 1980, mãi 15 năm sau mới quay lại, tức là 1995. Bốn năm sau, anh bị tai biến mạch máu não, phải ngồi xe lăn và từ đó u sầu nhìn quanh một mình, tính đến nay đã 17 năm!
Không tin số cũng không được! Lâu rồi, anh Lam Phương có kể với tôi rằng: Một hôm anh thả bộ trên bờ sông Seine, có bà thầy bói ngồi dưới tàn cây, mời anh ghé vào coi. Bà chuyên coi bằng trái cầu pha lê (crystal ball) là thứ rất thịnh hành ở Pháp. Anh không tin lắm nhưng vì tò mò, anh tạt vô cho bà xem. Bà nghiêm mặt hai ba lần bảo anh:
– Cuối đời ông sẽ sống cô đơn!

Câu nói ấy anh nghe qua rồi quên hẳn, cho đến khi bị nạn ngồi một chỗ, anh mới nhớ lại lời bà thầy bói. Nhưng cũng nhờ biết trước nên anh không bi quan, không tuyệt vọng vì biết đó là định mệnh đã an bài cho mình.
Tôi sang Paris rất nhiều lần, nhưng chưa thấy chị Cẩm Hường lần nào bởi khi tôi gặp anh Lam Phương năm 1993 thì anh đã chia tay Cẩm Hường rồi. Mãi đến mùa hè 2013, tôi mới nhìn thấy chị lần đầu khi tôi cùng nhạc sĩ Lam Phương được mời sang Paris làm show Tình Ca Lam Phương. Chúng tôi ở hotel Ibis trong khu Place Italie. Nghe tin anh Lam Phương về Paris, chị Cẩm Hường chạy lại thăm. Thấy tôi ở lobby, chị từ phòng anh chạy ra chào và cám ơn tôi đã nhắc đến chị trên sân khấu Paris By Night. Trước đó, chị cũng đã một lần viết thư cho tôi để cám ơn chuyện này.
Nghe chị giới thiệu tên, tôi giật mình nhìn chị, cố hình dung ra người phụ nữ đã từng đem bao nhiêu nụ hồng đến với anh Lam Phương, từng được gọi là “hoa khôi có sắc đẹp mê hồn”! Nhưng dĩ nhiên, tôi không thấy. Trước mặt tôi giờ đây chỉ là một người đàn bà vừa thấp vừa tròn trịa theo qui luật tàn nhẫn của thời gian mà ai cũng phải trải qua! Chính vì thế, cứ lâu lâu chúng ta lại nghe một ca sĩ gào lên một cách nuối tiếc:

Ngày ấy đâu rồi! Ngày ấy đâu rồi…!
Chị Cẩm Hường tái ngộ anh Lam Phương như thế cũng là đúng lúc, vì chỉ hơn một năm sau, tôi nghe tin chị qua đời tại Paris!

Để tổng kết bài này, tôi xin cám ơn tất cả những người tình một thời của nhạc sĩ Lam Phương. Những nguồn vui, những nỗi sầu, những hạnh phúc, những giận hờn mà họ đã mang lại cho Lam Phương, để anh kết thành hàng loạt nhạc phẩm đặc sắc lưu lại mãi mãi cho đời.

Ngày 21 tháng 5 tới đây, Quỹ Cộng Đồng Thời Báo sẽ đón nhạc sĩ Lam Phương trở lại Toronto một lần nữa, để chúng ta được nghe lại những bài tình ca tôi vừa lược kể, những bài tình ca mà chắc chắn có lúc Lam Phương đã phải viết bằng những dòng nước mắt.

Nhân dịp này, Quỹ Cộng Đồng Thời Báo cũng muốn cùng với khán thính giả yêu mến Lam Phương, chúc mừng ông vừa bước vào tuổi 80 mà người ta thường gọi là “bát tuần khánh thọ”. Chúng ta cầu chúc ông luôn mạnh khỏe vì biết đâu sau tuổi 80, ông sẽ lại gặp vài người đẹp, vài mối tình nở muộn để ông lại sáng tác thêm một loạt tình ca đặc sắc nữa!

Nguyễn Ngọc Ngạn
Toronto 2/2016