Moi cac. ban doc mot bai viet Cam dong de thay mot thuc trang cua mien Nam sau ngay sup do. CS da day doa. Nguoi mien Nam cua Chung ta Nhu the nao ???song khong bang Chêt....Toi la Nguoi cung ran ma cung roi le Khi doc het bai nay ......
Nồi Cháo Thịt
Nhật Tiến Lão Quới đứng chết lịm ngay trên nền đất ẩm. Cơn giận kéo đến quá nhanh đến độ lão thấy cổ họng của mình như bị chận ngang tưởng muốn ngộp thở. Đôi mắt của lão nóng lên dần dần. Lão cảm thấy mạch máu ở hai bên thái dương chảy rậm rật. Trước mắt lão là lớp giậu thưa bị xé tog một mảng. Bên dưới chỗ bị xé toang một mảng là những lốt chân trên nền đất dẫn tới một luống khoai. Luống khoai bị xới tung ngổn ngang như vừa trải qua một cơn tàn phá. Những lá khoai xanh mướt bị vùi giập dưới từng nhát cuốc sâu. Đất ẩm bị bươi nát thành từng cục đè nát gí những cọng rau tươi mơn mởn.
Cả một khu vườn xinh đẹp với những luống khoai thẳng tắp bây giờ bị vẹt đi một mảng trông xấu xí hẳn đi. Lão tiếc cái công trình vun bón, chăm sóc trong bao nhiêu ngày tháng của mình. Lão càng tiếc hơn nữa khi nghĩ tới những củ khoai đỏ au và mập ú đã không cánh mà bay mất sau một đêm sơ hở không canh chừng. Miệng lão bắt đầu làu bàu những tiếng chửi thề mà chỉ mình lão nghe rõ. Rồi lão nhìn ra chung quanh.
Khu nhà tranh lụp xụp của hàng xóm vẫn nằm êm ả trong lớp sương mờ buổi sáng. Vài đợt khói xanh lơ bắt đầu bốc lên từ những căn bếp nhỏ. Một vài tiếng chim hót lảnh lót trong lùm cây gần đó. Có cả tiếng vó ngựa gõ lốc cốc từ xa của mấy cái xe thổ mộ đang trên đường lên chợ.
Khung cảnh vẫn hiền hòa quen thuộc như mọi ngàỵ Bốn bề chung quanh toàn là bà con, thân hữu, chẳng mặt nào có thể nỡ lòng đang đêm lén vào xới từng vuông khoai của lão lên cả. Như vậy chỉ còn khu xóm hỗn độn ở bên kia đường lộ.
Đúng hơn là một bãi rác hoang, ở đó là cả một đám đông nghèo nàn, hỗn tạp, sống chui rúc với nhau như những ổ chuột. Hình ảnh thiếu thốn cực nhọc của họ làm cơn giận của lão dịu xuống. Lão nghĩ tới những đứa trẻ xanh xao suốt ngày lảng vảng như những bóng ma gầy ở mấy cái quán nhỏ để tranh nhau liếm láp những cái lá bánh đầy ruồi bâu hoặc húp cho đến những cặn cuối cùng của một bát ăn thừa.
Đó là sản phẩm mới mọc ra ở khu vực này sau một cơn đổi đời ghê gớm. Đa số những con người vất vưởng này bị lùa ra từ những khu trại gia binh ở gần mé chợ. Những người đi trình diện học tập không hy vọng có ngày trở về. Những người mẹ mỏi mòn trong chờ đợi với một bầy con thơ ốm đau, bệnh tật và no đói thất thường.
Họ xuất hiện ở đây từ ngày nào chẳng ai rõ, những khu đất trống cứ thấy mọc dần lên những túp lều lụp xụp cất bằng đủ loại thứ vật liệu, những mảnh giấy thùng, mảnh tôn, mảnh ván, những tấm nylon chắp vá đủ loại mầu Và ở đó, những con người chui ra, chui vô, nét đói khổ in hằn lên từng khuôn mặt xanh xao vàng vọt.
Cơn giận tan trong lòng lão Quới cũng nhanh như lúc nó ùa đến. Trong cơn xuống dốc của toàn thể mọi người, lão cũng mới chỉ từ nồi cơm trắng xuống đến rổ khoai luộc. Rổ khoai cho hai vợ chồng già, đèo đẹt vài củ, nhưng bữa nào lão cũng được ăn no. Thời buổi này dầu là ăn gì, nhưng cứ được no đã là quý. Trọn gần một đời người, lão chưa biết đến mùi đói khổ, tuy nhiên lão đã thấy dấu vết hãi hùng của nó in trên những khuôn mặt trẻ thơ quanh xóm, với lớp da ngả màu xanh mét, những hàm răng nhô ra và những hố mắt sâu như lỗ đáo.
Một cơn xúc động chạy qua ý nghĩ của lão, bất giác làm lão buông một tiếng thở dài. Lão trở lại với bộ điệu bình thản mọi ngày. Lão ngồi sụp xuống, chậm rãi quơ từng sợi dây khoai đem xếp gọn ở một góc vườn rồi dùng cây cuốc nhỏ vun lại đám đất vương vãi ở chung quanh. Làm xong ngần ấy công việc thì vợ lão cũng đã giặt giũ xong mớ quần áo ở ngoài giếng nước. Bà lão đem chậu đồ ra phơi ở những sợi dây mắc bên hàng rào. Tiếng động của bà làm lão Quới quay lại. Lão thấy đôi mắt của bà nheo lại dưới những tia nắng đầu tiên trong ngày. Lão nói:
- Đêm qua có đứa vào nhổ trộm khoai.
Bà lão hơi điếc nên ngẩng lên nhìn. Lão nhắc lại câu nói thêm một lần nữa. Bây giờ thì bà ta kêu lên:
- Ối chà! Quân bất nhân nào thế?
Giọng lão Quới vẫn tiếp tục nhỏ nhẹ:
- Chả biết ai, nhưng đói quá đấy thôi
Bà lão trợn mắt:
- Đói thì đói chớ!
Lão nhún vai:
- Thì biết vậy Nhưng.. thôi đi! Mình chưa đói mà!
Bà lão nhìn chồng một giây lâu. Bà hơi bực dọc về thái độ bình thản của lão. Rồi bà ngúng nguẩy xách cái chậu đi lên nhà, miệng lầu bầu cái gì nghe không rõ. Tới bữa ăn buổi trưa, bà lão trở lại với nỗi hậm hực của mình:
- Trẻ không tha, già không thương. Hồi xưa đâu có thế.
Lão Quới làm ngơ ngó ra ngoài. Lão nhẩm tính phải một hai tuần nữa vườn khoai mới tới kỳ đem rỡ được. Mối bận tâm của lão là phải làm sao đối phó với mấy tên cán bộ bên Ủy Ban đã lấp lửng đặt vấn đề đòi thu mua. Nhưng bà lão vẫn lôi chồng trở về đề tài câu chuyện của mình:
- Mất mà không la, rồi chúng nó sẽ còn bươi hết cả vườn cho coi.
Lão Quới bực mình trước cơn dai dẳng của vợ. Lão quay đầu lại nhìn bà ta rồi đáp:
- Mất rồi, la ích gì? Mình bị một lần thôi. Lần sau đứa nào rớ vào, bắt được quả tang rồi sẽ biết!
Bà lão nhếch miệng cười mỉa mai:
- Bộ nó rớ vào nó báo cho mà biết chắc?
- Mình dòm chừng chớ! Nếu quen mùi, nó sẽ tới. Tới lần này tui không tha đâu!
Bà lão ngúng nguẩy đứng dậy. Những điều lão nói không làm giảm được sự hậm hực cứ lởn vởn trong đầu óc của bà từ sáng. Nghĩ đến những củ khoai đỏ au, bà tiếc đứt ruột. Bà ra đứng ở đầu hè, bên kia là khu xóm nhỏ. Nắng đã quá đỉnh đầu chiếu lên những tấm mái tôn thành từng mảng trắng xóa. Cũng như lão Quới, bà cũng không thể nghi ngờ được ai ở quanh khu vực toàn người quen biết nàỵ Chợt một ý nghĩ thoáng qua đầu, bà vội quay vào nói to với chồng:
- Tôi đi trình đây!
Lão Quới đang lúi húi làm cái gì đó, chợt ngửng phắt lên, giọng xẵng lại:
- Cái gì? Bà nói cái gì?
Mặt bà lão hơi có vẻ ngỡ ngàng trước cơn giận dữ đến với chồng một cách dễ dàng. Bà ta đổi giọng lí nhí:
- Tôi đi trình...
- Trình cái gì? Trình ai?
- Thì công an nhà nước đó!
Bây giờ thì lão Quới để nổ bùng sự giận dữ của mình. Mắt lão quắc lên. Lão nói như quát:
- Bà tiếc của rồi đâm khùng rồi đó chắc. Không trình báo gì hết trơn đó. Tôi đã bảo không bao giờ thèm dính dáng tới tụi nó mà.
- Mà điều, nó phải lo an ninh trật tự trong chòm xóm chớ.
- Nó lo gì mặc xác nó, không dính tới mình. Mà lo cái gì? Bà thấy nó lo cho mình cái gì?
Bị dồn một hồi, bà lão sợ hãi len lén bước ra ngoài sân đất. Còn tiếc xót về mớ khoai bị đào đêm hôm trước cũng hoàn toàn biến mất khỏi tâm trí của bà. Bà có cảm giác như nếu mình còn đôi co thêm vài ba câu nữa, lão Quới sẽ làm um sùm nhà cửa lên. Lúc này hai làn môi của lão đã mím lại Cặp mắt của lão long lên. Lão phải nắm chặt lấy bên mép giường để giữ cho bàn tay bớt run rẩy. Lão không thể ngờ được rằng vợ lão lại có thể nghĩ tới sự đi tố cáo với công an, dù chỉ là tố cáo một kẻ vô danh đã đào trộm khoai trong vườn của lão. Mấy năm nay, lão vẫn thường nhắc nhở với lũ con cháu xa gần:
- Tụi bay làm chi thì làm, nhưng đừng có đứa nào đi tính cái việc bất nhân tố cáo mọi người. Đứa nào không nghe đi tố cáo ai thì đừng có nhìn tới tao nữa.
Ở khu xóm này, nhờ thái độ quyết liệt đó của lão mà thấy đỡ cái vụ nhà này báo cáo nhà kia, chòm xóm nương nhau cứ thầm lặng mà sống cho qua ngày. Cơn giận bà lão, làm lão Quới ngủ trưa không được. Lão nằm xoay trở một lát rồi nhỏm dậy lầm lũi đi ra bờ rào. Dưới ánh nắng chói chang của buổi trưa mùa hạ, lão cắm cúi ngồi ráp vá chỗ hàng rào đêm trước bị xé thủng.
Ráp vá cho có lệ mà thôi, chứ cung cách này rồi ai cũng sẽ đói hết. Đói ăn vụng, túng làm càn, một hàng rào chớ bao nhiêu hàng rào rồi cũng sẽ bị xé tuốt, có trời mới can nổi những con người lang thang vất vưởng như bóng ma ngoài chợ sẽ còn xông vào xâm phạm đến vườn khoai của lão.
Lão bắt đầu suy tính đến công việc phải thức đêm canh chừng. Chiều tôi hôm đó lão leo lên giường đi ngủ sớm. Tới nửa khuya thì lão bò dậy, ra ngồi thù lù như một cây củi mục ở đầu hè. Lão thấy rõ cái kỳ cục trong hành động rình mò của mình. Mấy luống khoai có là cái gì để lão phải khốn khổ như thế. Nhưng ở thời buổi này, không gìn giữ để phải đói cũng chết. Lão mở to mắt ra nhìn vào khoảng tối đen mịt mù trước mặt. Hai tai của lão vểnh lên. Lão có thể phân biệt từ tiếng dế kêu đến tiếng sóc chạy nhẩy trên những tàu dừa Nhưng cả đêm hôm đó lão đã toi công vì chẳng có ma nào bén mảng đến vườn khoai của lão cả. Rồi đêm sau, đêm sau nữa ...Lão cười hề hề nói với vợ:
- Tôi đã biểu mà. Đói quá làm bậy một lần rồi thôi, đâu có phải dân chuyên nghiệp.
Bà lão thấy chồng ba đêm liền mất ngủ nên cũng ậm ừ:
- Chắc vậy rồị Chẳng nên rình nữa làm chi cho nó mệt xác. Trời bao giờ cũng có mắt mà.
Tối hôm đó lão Quới được ngủ thẳng một giấc ngon lành. Một ngày nữa êm ả qua đi, nhưng vừa đúng lúc nửa đêm hôm sau, lão đang ngáy phì phò thì thấy có ai lay nhẹ chân mình. Lão giật mình choàng dậy Trong ánh đèn tù mù để ở xế đầu giường lão thấy vợ ghé vào tai thì thào:
- Nó tới rồi đó !
Lão tỉnh ngay ngủ và choàng dậy. Bà lão vẫn nói tiếp:
- Tôi nghe có tiếng chó cắn ở tuốt mé bên kia đường.Tôi tỉnh dậy nằm cố ý dòm chừng. Rồi tôi nghe thấy có tiếng bẻ rào loạt xoạt, chẳng nó thì ai nữa.
Lão Quới ngồi phắt ngay dậy. Lão quơ xuống gậm giường tìm con dao rựa. Lão nắm chắc lấy con dao trong tay rồi phóng ra phía cửa. Trời tối đen. Mọi vật chìm trong làn sương đục lờ. Lão chăm chăm nhìn về phía vườn khoai để làm quen với bóng tối. Hai tai lão vểnh lên. Lão nghe thấy tiếng gió rì rào, tiếng cành khô xao động và có cả tiếng cuốc đào trên nền đất. Lão lủi thật nhanh về phía giếng nước, con dao rựa lão vẫn nắm chắc ở trong tay.
Bây giờ thì lão nghe thấy cả tiếng loạt xoạt của đám lá bị bứt nhổ ở phía luống khoai. Lão lủi tới đó thật gần. Rồi bất chợt, lão chồm tới để chụp lấy bờ vai của tên trộm, cái bờ vai gầy guộc, mảnh mai tưởng như muốn sụm xuống dưới sức mạnh của bàn tay cứng cỏi của lão.
Lão quát lên như để trấn át kẻ gian phi:
-Hôm nay thì mày sẽ biết!
Lão tì mạnh hơn nữa hơi sức của mình lên bờ vai mà lão vừa tóm được. Lần này thì tên trộm ngã khụy ngay xuống làm cho lão mất đà cũng ngã chúi xuống theo. Lão nghe thấy một tiếng rên nhỏ:
-Trời ơi là trời.
Đó là tiếng của một người đàn bà chắc còn trẻ. Bà ta vừa rên lên, vừa cố vùng vẫy để thoát thoát khỏi cánh tay cứng như sắt nguội đang đè lên vai mình. Lão Quới không còn bụng dạ nào để sử dụng võ lực đối với kẻ gian phi. Lão buông bàn tay của mình ra rồi lùi lại quát khẽ:
- Ai đó?
Có tiếng khóc nức nở vang lên thay cho câu trả lời. Lão vội vã móc túi lấy bao diêm rồi xòe lên. Ánh sáng bùng lên trong chớp mắt rồi teo lại. Nhưng thời gian khoảnh khắc ấy thừa đủ để lão nhìn rõ khuôn mặt của người đàn bà đối diện. Lão chết lặng người đi như chính lão cũng vừa bị bắt quả tang trong một hành vi tội lỗi.
Người đàn bà mà lão vừa nhận diện chẳng phải ai xa lạ trong khu vực này. Ngày trước chồng bà ta là sĩ quan làm việc trong một Quân Y viện ở gần đó. Cái Quân Y viện mà, dù không phải quân nhân, lão cũng đã được cấp tốc đưa vào để được cấp cứu một lần. Lão Quới không bao giờ quên được khuôn mặt khả ái của người sĩ quan trẻ tuổi, xông xáo khắp các phòng, vượt qua mọi thủ tục để có thể giúp đỡ lão vượt qua cơn hiểm nghèo.
Sau này khi xuất viện, lão đã dẫn vợ tới khu gia binh để cả hai cùng chắp tay cảm ơn. Người đàn ông mỉm cười xuề xòa và không để cho lão mở miệng nói dài dòng. Ông ta lúc nào cũng bận rộn, kể cả sự bận rộn lâu lâu lại chở vợ con ngồi đầy nhóc trên chiếc xe jeep lùn chạy từ khu gia binh lên phía chợ.
Dưới mắt mọi người, đó là một gia đình tràn ngập hạnh phúc với người vợ trẻ tươi tỉnh như hoa và năm sáu đứa nhỏ kháu khỉnh như một bầy gà con lít nhít. Nhưng rồi cơn đại họa đã ùa tới. Người chồng lên đường đi "cải tạo", vợ bị đuổi ra khỏi khu gia binh, kéo một bầy con nheo nhóc ra bãi hoang sống dưới túp lều lụp xụp với những người cùng chung cảnh ngộ.
Từ một bà đại úy trở thành một kẻ xé rào đi ăn trộm, dưới ánh sáng hiu hắt của một que diêm, tuy chỉ bị soi mặt trong khoảnh khắc nhưng cũng đủ xấu hổ cả một đời người. Có lẽ vì thế mà bà ta khóc to hơn. Tiếng khóc làm lão Quới bối rối. Lão không biết phải làm gì trong hoàn cảnh này.
Vừa may lúc đó có ánh đèn tù mù của vợ lão từ trong nhà đi ra. Bà lão xăm xăm đi xuống phía cuối vườn. Làn ánh sáng đỏ đòng đọc tỏa ra hai bên làm héo úa lớp lá khoai xanh mướt ở những chỗ bà đi qua. Lúc tới gần, bà giơ cao cây đèn lên nhìn về phía lão Quới. Ánh đèn bây giờ soi rõ người đàn bà tội nghiệp với bộ quần áo rách bươm, bê bết đất bẩn. Mái tóc của bà xổ tung che gần lấp khuôn mặt còm cõi xanh xao. Gió lùa qua cái thông phong trên ngọn đèn làm chao đi chao lại ngọn lửa leo lét khiến cho thân hình của bà ta trở nên chập chờn như một bóng ma vừa đội mồ sống dậy. Có tiếng bà Quới kêu lên:
- Phải bà đại úy Sáu đó không?
Người đàn bà bật lên khóc và chạy lại phủ phục dưới chân của bà lão. Lão Quới không thể chịu nổi quang cảnh đó đã nghẹn ngào quay đi. Hai mắt của lão cay xè. Lão thấy rõ những giọt nước mắt của mình đang ứa ra ở hai bên bờ mi.
Một lát sau, cả ba người lầm lũi đi lên phía sân đất. Bà Quới xách theo cái sọt nhỏ của thiếu phụ, lẳng lặng đem vào phía nhà sau. Trong lúc đó lão Quới lần ở thắt lưng lấy ra tờ giấy 50 đồng mà lão từng dắt kỹ trong mấy lớp bọc bằng nylon. Lão dúi tờ giấy bạc vào trong tay người đàn bà, lão định nói thêm một câu gì nhưng cổ họng của lão như tắc lại.
Lão nhớ đến hình ảnh tươi cười đầy vẻ xuề xòa của ông đại úy. Lão nhớ đến cả khuôn mặt xinh đẹp của bà ta vẫn thường tươi như hoa giữa bầy trẻ nhỏ nom lít nhít như đàn gà. Nếu chẳng đổi đời thì chẳng bao giờ lão lại có thể làm được cái công việc như ngày hôm nay.
Trong bóng tối, mồm lão xệch đi. Lão thương cho người đứng trước mặt, thương tất cả mọi người, thương ngay cả chính mình. Cơn sụp đổ toàn diện trên quê hương chưa bao giờ hiện lên rõ nét trong lòng lão bằng chính lúc này. Lão bước ra đầu hè để hỉ mũi rồi lui vào phía nhà trong.
Vừa lúc đó, bà lão đã lại cầm cây đèn leo lét đi ra. Ở tay kia, bà xách theo cái sọt nhỏ. Bây giờ ở trong sọt đã thấy lăn lóc hơn chục củ khoai và một túi gạo nhỏ. Hai người đàn bà dìu nhau đi ra phía cổng. Dưới ánh đèn vàng vọt, bóng của họ đổ xuống nom dài ngoẵng như hai cái bóng chập chờn quái dị.
Cách một hôm sau, vào lúc xế trưa, lão Quới đang lúi húi ở giếng nước thì gã Tổ trưởng dân phố dẫn theo một anh công an bận đồng phục áo vàng đi vào. Bà Quới đứng ở gần đó ngẩn mặt ra nhìn. Cả bốn người gặp nhau ở trên thềm đất. Anh công an lên tiếng trước:
- Cách đây một ngày, phải nhà bác có kẻ đào trộm khoai không?
Lão Quới giật mình. Quả nhiên là ghê gớm. Chẳng có cái gì qua mắt được bọn người này. Lão lấy làm tiếc rằng đã không dặn vợ giữ kín câu chuyện xẩy ra trong đêm hôm trước. Thay vì trả lời câu hỏi, lão quay sang vợ cằn nhằn :
-Bà kể lể làm chi vậy?
Nhưng bà lão đã la lên:
-Tôi kể cái gì? Tôi có nói cái gì, ở đâu?
Gã Tổ trưởng hơi nhếch môi định cười nhưng gã đã kìm ngay được trước vẻ mặt lầm lì của người bận đồng phục. Anh ta còn quá trẻ nhưng cố làm ra vẻ ta đây có quyền uy, liếc lão Quới một cách láo xược rồi quay lại nhìn bà lão cũng theo một cung cách như thế. Rồi anh ta vừa khoát tay vừa nói bằng một giọng khô khan :
-Đi theo tôi!
Chẳng đợi cho lão Quới kịp có phản ứng gì, anh ta đã quay lưng xăm xăm đi trước. Gã tổ trưởng lót tót chạy theo sau. Lão Quới đành rảo bước tiến theo họ, trong lòng đầy phân vân.
Cả toán người bước nhanh trên con đường dẫn ra mặt lộ. Bà Quới không dằn được nỗi thắc mắc đành phải nắm lấy tay gã Tổ trưởng và cất tiếng hỏi:
- Có cái gì dính líu tới tụi tui sao, chú Bảy?
Chú Bảy gỡ bàn tay của bà cụ ra không trả lời. Gã chỉ hất hàm ra dấu về phía khu đất hoang ở bên kia mặt đường lộ.
Mọi người bây giờ đã băng qua con đường cái để tiến vào một lối đi hẹp hai bên có những đống rác nằm cạnh những mô, gò lổn nhổn. Một đám trẻ con rách rưới bẩn thỉu chạy túa ra nhìn. Một vài người lớn tuổi đứng ở gần đó lô nhô chỉ trỏ. Có lúc họ đã phải dạt ra để lấy chỗ cho toán bốn người đi vào.
Mọi người dừng lại ở trước một túp lều nhỏ, mái đụp đơn sơ, tường vách xộc xệch. Đứng ở ngoài, lão Quới có thể dòm qua những khoảng trống tuênh toang để thấy một quang cảnh bầy ra trước mắt. Trên một tấm ván mỏng, một người đàn bà đang nằm dài. Bên cạnh đó là một loạt năm đứa nhỏ nằm xếp song song. Tất cả đều mang một vẻ nhăn nhúm dễ sợ. Lão Quới bấu chặt lấy mảnh gỗ ở trên vách ngoài để cố giữ cho mình khỏi khuỵu xuống. Lão không tin ở mắt mình, không thể tin ngay cả chính cái điều đang bầy ra ở trước mắt là một quang cảnh thực. Bàn tay của anh công an khẽ đặt lên vai lão. Anh ta nói:
- Có thư gửi bác đây.
Lão Quới run rẩy đón lấy mảnh giấy vừa được trao cho. Lá thư không dài và được viết bằng một nét chữ mềm mại:
“ Xin hai bác tha thứ cho cháu. Cháu không còn đường nào khác để giúp cho bầy con tội nghiệp của cháu khỏi phải trầm luân trong cái xã hội đầy rẫy cơ cực này. Năm mươi đồng và gói gạo mà bác cho cháu, cháu đã nấu đủ một nồi cháo thịt, nồi cháo mà bầy con của cháu vẫn thường mơ ước hàng ngày. Nhưng kể từ nay, hẳn chúng nó sẽ không bao giờ còn phải ước mơ những điều nhỏ nhoi, tầm thường như thế nữa ”.
Lá thư chưa chấm dứt ở đó. Nhưng mầu mực tím đã trở nên nhạt nhòa bởi vì khuôn mặt của lão Quới đã đầm đìa nước mắt.
NHẬT TIẾN
Về từ cõi kia
Posted: 24/11/2015
Nguyễn Văn Sâm
1. Chưởng đưa tay cầm ly cam vắt trước mặt. Bàn tay run run nhè nhẹ làm sóng sánh ly nước chưa được nhấc lên khỏi bàn. Tôi biết Chưởng cố kiềm chế. Mặt anh biểu lộ sự cố gắng như không muốn người chung quanh thương hại khi nhận thấy nỗi ương yếu của mình. Giây phút kinh hoàng anh mới trải còn hằn sâu trong trí, hiện tại hình ảnh đó chắc chắn diễn ra bằng sự liên tưởng khi trước mặt có những gợn sóng lăn tăn.
Tôi nói để kéo anh ra khỏi tâm trạng không có lợi, tuy thấy rằng hơi lý thuyết:‘Mừng anh thoát nạn! Nên ngó về tương lai để sống!’
‘Thoát chết nhưng thoát nỗi ám ảnh để sống bình thường là điều cần thiết.’ Tính chen vô:
‘Tôi biết mình hư tổn tâm lý nhưng đã thấy ở đó bài học để sống tốt hơn khoảng đời còn lại.’ Chưởng chậm rãi nói sau khi uống một ngụm nước cam. Anh tiếp: ‘Thôi thì cái cảnh chết chóc không cần tả nhiều các bạn chắc đều đã tưởng tượng ra được. Mình chỉ muốn nói về sự phải làm gì trong giây phút thập tử nhứt sanhchờ phát súng kết liễu đời mình và câu chuyện năm phút tương thoa giửa cõi nầy và cõi nọ.’
Chưởng không nói là cõi tử sanh hay những từ ngữ tương tợ. Sự kiện đó làm cho chúng tôi đều sửa lại thế ngồi, chắc là tai mọi người đều đã vễnh ra… Chưởng điềm đạm đưa ly lên môi, thưởng thức chầm chậm từ hớp như để tận hưởng từng giây phút của cuộc đời. Chắc chắn anh mệt và khủng hoảng. Mấy ngày nay có thể bớt chút đỉnh nhưng vẫn còn tiềm ẩn trong từng động tác ngập ngừng.
Trong khi chờ đợi, ai nấy đều ngó vô cánh tay băng bó anh treo trước ngực. Ngực cũng bị quấn ngang dọc, một chút máu tươm ra mờ mờ ở chỗ trên đầu trái tim. Thấy chúng tôi ngó vô vị trí bị đạn, anh đưa bàn tay mặt rờ rờ lớp băng, giọng tếu:
‘Nhờ con chuột của cánh tay trái hơi lớn đở đòn nên đạn né trái tim khiến cho mình thắng thằng cha Thần Chết.’ Chưởng cười như mếu. Anh chàng nầy lúc nào cũng vậy, chuyện vui buồn, chuyện thắng thua anh nhảy tới nhảy lui, qua lại như con sóc đùa giởn với hột dẽ.‘Bốn năm ngày nằm trong bịnh viện, dây nhợ chằng chịt, khi nào hé mắt được thì ngắm mấy cô y tá trẻ để thấy cuộc đời thiệt là tươi đẹp. Hứng chí bèn moi lục trí nhớ một bài thơ tặng vợ thấy trên internet phù hợp với hoàn cảnh khóc ba tiếng cười ba tiếng, từ đó đến giờ thường đọc cho bả nghe mỗi ngày vài bận trả ơn mưa móc:
Một mai rũ áo ra đi, Chỉ là quay gót trở về cố hương. Tạ ơn trăm nhớ ngàn thương, Buông tay chỉ những vô thường thế thôi. (Thơ Dương Kiền.)
Chị Chưởng trong bếp vui vẻ lên tiếng để che giấu thẹn thùng:
‘Anh Chưởng khoe với bạn là mình yêu vợ đó. Bao nhiêu tuổi đầu mà còn muốn được khen.’
Chưởng gỏ ly leng keng để mọi người chú ý….Ngoài kia tháp Eiffel danh tiếng trong bao nhiêu năm nay sáng rực mỗi khi hoàng hôn xuống, bây giờ trời đã bắt đầu nhá nhem, vẫn như mấy ngày trước, đèn đuốc tắt ngúm để tang cho Paris, để tang buồn cho lòng thù hận được lên ngôi.
2. Tôi đương ở trong đám đông xếp hàng dọc, chờ đợi được nhích lên từng bước, bên trái tôi thì không có hàng nào nhưng bên phải thì có hai hàng người. Trước, sau tôi đều đầy người. Thiên hạ đương chờ đợi nhích lên từ từ để tới quầy order thức ăn. Bữa nay đặc biệt bên sân vận động có sự tranh tài của hai đội bóng tròn Pháp-Đức nên khách hàng tụ lại đây đông quá xá đông. Ai ai cũng ngó mông lung, chờ đợi trong kiên nhẫn phải phép của xứ văn minh, không có sự xen hàng hay nói năng ồn ào như ở mấy tiệm trong khu phố Tàu quận 13.
Có tiếng của người nào đó, giọng Pháp Á Rập:‘Không biết có còn món mà mình ưa thích không, Khi tới phiên mình chỉ còn lại thứ thiên hạ chê thì tức chết.’
Tiếng cười của ai đó:‘Có thể lắm. Nhưng không chờ thì sẽ không có gì vô bụng, đêm còn dài!’
Người đứng ngang hàng với tôi lạc quan:
‘Nếu hàng hết thì người ta đã báo cho chúng mình biết rồi.’Tôi cũng chêm vô:‘Ở đời nên lạc quan. Như chúng mình đây, đã tới trước cửa tiệm, chắc ăn hơn người còn ở ngoài xa. Trời lại lạnh.’Những tiếng cười vỡ vui và những cái nhúng vai. Tôi giết thời giờ bằng cách ngó chung quanh. Thiên hạ hồn nhiên như thiên nhiên sông núi. Cô gái trẻ đứng ngay sau lưng tôi nói tiếng Pháp giọng Mỹ:
“Chờ đợi cũng là cách thế tu dưỡng nội tâm và thể hiện sự thư thái.’
Tôi quay đầu lại cười thưởng câu nói thông minh của cô ta. Cô ta cười đáp lễ, nheo mắt thân thiện.
Bỗng một tràng súng nổ, âm thanh chát chúa, người ta bắt đầu nhốn nháo, rã tan, tán loạn như sóng bạc đầu đánh mạnh vô ghềnh đá. Cái đuôi người phía sau cách tôi chừng năm sáu người đã biến mất trong hoảng loạn. Tôi rùng mình sợ hãi và ngơ ngác ngó chung quanh quên hai bàn tay ôm ngang hông mình của cô gái đứng phía sau. Một tràng chát chúa khác dài hơn rít xé tai. Tôi nghe tiếng thét của cô gái và cảm nhận một sự đau buốt vô cùng trên lồng ngực. Tôi té quỵ xuống ngay tại chỗ cùng với những người mới một phút trước còn trao đổi nầy nọ, cười đùa… Hai bắp vế tôi nghe lành lạnh, ướt mẹp.
Đưa tay rờ trước ngực thấy máu chảy và cánh tay mình tê dại lần. Tôi cựa mình vì mặt và tóc quyện đầy máu của cô gái bây giờ úp trên cổ, trên má tôi. Nghe nho nhỏ như tiếng thì thào: ‘Tôi bị nặng lắm, chắc chết, nhưng anh phải nằm im.’ Một tràng súng nữa sau tiếng hô lớn như là Allahu Akbar. Allahu Akbar. Đạn bay sát bên cạnh tỏa ra hơi nóng xả tàn lửa vô đám người rên la lăn lộn. Tôi ngộ ra rằng mình phải giả chết và dùng cái đầu cô gái che chắn cho mình chút nào hay chút nấy. Những giây phút yên lặng chết chóc từng lúc từng lúc bị phá tan bằng tiếng hét lớn cuồng nộ Allahu Akbar, Allahu Akba, dẫn đường cho một tràng đạn và những tiếng thét đau đớn tiếp theo sau đó.
Hình như là hung thủ đứng phía trái tôi cách không xa lắm, chừng 3, 4 thước là cùng, bắn rất dè xẻn đạn, đối tượng là những người rên la, giẩy dụa hay còn ngồi.
Như một thần hộ mạng cho tôi, cô gái thều thào: ‘Nhắm mắt lại, nín thở!’
Tôi nhắm mắt lại, nín thở thiệt lâu để bụng mình khỏi nhấp nhô. Khi phải hít vô thì tôi hít từ từ và dùng thiệt ít không khí trong buồng phổi vì hít vô thì đau ít thôi nhưng thở ra thì sao mà đau thấu trời xanh.
Tôi tưởng tượng Thần Chết cầm cái lưỡi liềm đi quần trong quán, thấy ai còn cục cựa thì cắt đứt hồn ra khỏi xác. Rồi tôi thấy hung thủ sao bận đồ trùm đầu giống Thần Chết quá đỗi. Cái liềm bây giờ thì biến thành cây súng máy ông cầm trên tay và thản nhiên nhả đạn như là làm một bổn phận nhàm chán. Thấy mình sẵn sàng theo ông ta khi nghe tiếng bước chân của hung thủ bước nhầu trên những xác người. Chỉ có cách độc nhứt là khinh thường, ngạo nghễ thách thức với Thần Chết mới làm cho tôi khỏi run sợ.
Nói ra xin quí bạn đừng cho là tôi ba xạo. Tôi nhắm mắt lại, kéo tâm trí ra khỏi hiện trường, tưởng tượng mình đương đứng sừng sững trên mỏm núi cao lộng gió. Tôi đã gieo vần, cấu tứ và đủ bình thản để chọn vần cũng như lẩm nhẩm trong trí để nhớ bài thơ trong trạng thái quên thực tại. Cuối cùng bài thơ cũng hoàn thành. Chắc không hay nhưng tác dụng của nó là giúp tôi thoát ra cái hiện tại kinh khủng của nửa giờ nằm chờ chết.
Cho đến khi tôi tỉnh dậy ở trong nhà thương…..Anh chàng Tính không nhịn được, hỏi như gắt:
‘Thế còn bài thơ kia đâu ông? Thi sĩ Chưởng như vậy ngon hơn Tào Thực nhiều.’‘Làm gì mà nóng vậy ông? Đừng làm tôi quên nha. Nó đây!’ Rồi tác giả đọc với giọng hiên ngang:Ta nhổ toẹt vào mặt ngươi, Thần-Chết, Hiểu lẽ đời Ta ngán sợ chi ngươi. Liềm tận cổ, xá gì, lo thêm mệt, Về cõi ngươi Ta không mất nụ cười. (Thơ NVS)
Không khí im lặng trầm lắng. Tiếng máy sưởi thì thầm nghe rõ ràng. Chừng mấy phút sau Chưởng tiếp tục câu chuyện.
Tỉnh dậy trong nhà thương tôi hỏi cầu âu người y tá đứng gần về cô gái gác đầu trên mình tôi. Anh ta trả lời với bộ mặt đưa ma là cô gái dùng thân mình cứu mạng ông chết rồi, chết trước khi chúng tôi tới nơi. Có lẽ trước cả khi hung thủ bị hạ gục.Tôi như là muốn hét lên một tiếng lớn làm bùng vỡ căn phòng. Thiệt kỳ lạ, trong lúc mê sâu tôi thấy cô nàng rõ ràng mà. Trong chiêm bao hay trong cơn mê ngất hễ mình thấy ai rõ nét và đứng trong ánh sáng bình thường thì người đó còn đương sống. Trái lại người đã chết rồi thì hiện ra lờ mờ ở trong một không gian có vẽ âm u, hư hư thực thực.
Xin anh Tính và quí bạn khác đừng ngắt lời. Để tôi kể tiếp. Giấc mơ nầy đặc biệt lắm.
Tôi thấy mình nằm ngay đơ trên giường phủ vãi trắng. Những y tá bắt đầu tháo ra mấy dây nhợ trước kia gắn vô mạch máu tay tôi để truyền dịch. Ba, má tôi qua đời ba thập niên trước và thằng Tuấn người em chết trong tù cải tạo đã mười lăm năm nay đứng kế bên giường ngoắc tôi theo họ. Tôi nghe tiếng má tôi nói tôi nên về với người thân. Hình ảnh của ba người nầy tôi nhận ra nhưng hơi mờ và họ như đương đứng ở chỗ có ánh sáng hoàng hôn. Tôi nói là mình còn nhiều việc chưa làm xong, chưa thể đi được. Thằng Tuấn đưa tay nắm tay tôi biểu đi. Cái lạ là tay nó không đụng tay tôi nhưng lại xuyên qua tay tôi, mà lạnh buốt. Còn đương bở ngở thì thấy hiện ra ở bên kia giường cô gái Mỹ không quen đã ngã trên mình tôi và kêu tôi nằm im giả chết. Kế bên cô ta là đứa cháu ngoại gái bốn tuổi mà mỗi ngày tôi đều dắt cháu đến trường và đón cháu về nhà giữ cho đến chiều tối cha mẹ cháu lại rước. Cả hai nắm hai tay tôi dắt vô một cánh cửa sáng trưng. Tới cửa thì tôi đi xuyên qua, bên kia là một vùng sáng chói chang. Tôi chóa mắt và giựt mình thức dậy, dẫy dụa thiếu điều rớt xuống giường.
Chuyện sau đó thì thường thôi. Các y tá đương gắn lại những dây nhợ. Hai ba bác sĩ lăng xăng… Tôi hỏi tin tức nầy nọ, an ủi vợ con, rờ đầu cảm ơn đứa cháu gái đương đứng bên giường ngó ông ngoại chăm chăm. Tôi không thể giải thích làm sao cháu lại có thể đi vào giấc mê của tôi. Cháu còn quá trẻ chưa nhuốm ô uế gì của cuộc đời chăng?
Tôi nghĩ như vầy nè! Có một sự tranh giành giửa người cõi kia và người cõi nầy khi một bịnh nhơn nào đó tới tình trạng cuối cùng. Cháu gái tôi và cô gái Mỹ là người cõi nầy. Vậy tại sao cô ta lại phải ra đi? Khôgn hiểu nôi! Thôi thì coi như Bề Trên cần thêm một người tốt nữa cho công việc ở cõi kia. Tôi tự an ủi như vậy về sự lìa đời của thần hộ mạng mình.
Còn về việc tại sao cô gái Mỹ kia lại là thần hộ mạng của tôi thì chịu thua không thể giải thích được.
Trầm, với bản tánh như cái tên của mình, nói trong tiếng thở dài mà tất cả chúng tôi đều cho là có ý nghĩa: ‘Những cái chết tức thời, dính dáng xa lắc xa lơ tới nguyên nhơn thiệt là vô lý. Nhưng những người còn sống, dầu ở đâu cũng vậy, phải sống đời mình sao cho có nghĩa lý.’Tôi biết tánh Trầm nên không hỏi truy bức, nhưng với tôi đó là tùy theo quan niệm sống của từng người. Vật chất hay tinh thần mà thôi.
Chưởng trở về từ cõi khác trên hình thể. Chúng ta, những người không có mặt ở sáu địa điểm bi kịch kia phải trở về từ cõi kháctrong tâm hồn nhân sự kiện kinh hoàng vừa rồi. Câu nói của Đức mấy năm trước khi chúng tôi bắt đầu thân nhau ù ù trong tai tôi: ‘Cái chết của hồn nước trong tâm thức mới thiệt sự ghê rợn. Nó làm chết một số đông không thể đếm được.’ Tôi lập lại câu đó trong bữa tiệc nhỏ hôm nay.
Và hình như sau đó cả bốn người chúng tôi đều lặng thinh, mỗi người với những quyết định mới.Bỗng ở cửa sổ nhà có tiếng chị Chưởng kêu lên mừng rỡ:‘Coi kìa, tháp Eiffel đã đốt đèn lên trở lại. Mà đốt thành ba màu lá cờ của nước Pháp. Mừng quá!
Ba người chúng tôi đều chạy ra phía cửa sổ để xem cảnh rực rỡ của Paris, trong đó có ngọn tháp oai hùng tỏa sáng trên nền trời đen đậm. Chỉ riêng có Trầm, anh giống như cái tên của mình, ngồi trầm ngâm trong tư tưởng.
3. Đức nói nhỏ với tôi là Chưởng thú nhận mình không biết tại sao lại có thần hộ mệnh nhưng Đức biết. Đó là những hoạt động không mệt mõi của Chưởng khi theo con tàu Đảo Ánh Sáng cứu người vượt biển. Đó là sự tham dự trường kỳ những sinh hoạt cộng đồng dầu vẫn đi làm tuần 38 tiếng như mọi người. Và nhứt là lời tự hứa sẽ mời dẫn lần lượt một trăm người đi Genève thăm đài kỷ niệm thuyền nhân và giới thiệu căn phòng lịch sử trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi hơn sáu mươi năm trước những phe phái tranh quyền đã nhẫn tâm ký kết chia cắt nước Việt Nam. Con số một trăm anh đặt ra cho chính mình nhưng hai mươi mấy năm nay chỉ mới hoàn thành độ chừng một nửa…
Tôi liếc nhìn Chưởng bằng cắp mắt xanh khi nghe Đức nói. Người bạn bị băng bó trước mặt tôi không còn là anh chàng hom hem tay run rẫy nữa mà biến hình thành một người hùng mạnh mẽ quyết đoán.
Dọn tuần trà đãi khách trước khi chia tay, chị Chưởng vừa rót nước cho chồng vừa ca nho nhỏ ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi…. Tiếng người đàn bà đã tới tuổi bắt đầu xế chiều vẫn còn gợi cảm nhờ những nốt nhạc tài hoa của người nhạc sĩ mà tôi cảm phục.
Vẫn vui tánh như lúc nào, Chưởng chọc vợ với giọng cười kéo dài, dòn tan:
‘Bà nhà đương tôi sử dụng thứ khí giới độc đáo của mình để giết thời giờ!’Không cần nhìn hai người, tôi cũng biết rằng sau cơn mưa nước mắt của Paris, họ đã khắng khít càng khắng khít hơn, đã có một nhận thức tốt hơn về cuộc đời để bỏ qua những xấu xa kể cả lòng thù hận chủng tộc mà tôi không bao giờ nghe họ nhắc tới. Họ đương đứng thẳng dậy, tươi vui để trở thành người khác, thực hiện những gì có ý nghĩa cho chính họ, cho cuộc đời của người chung quanh.
Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, Oct., 20, 2015, một tuần sau vụ Thứ Sáu 13 ở Paris)
Tieng Viet de thuong cung cau chuyen cai va con.
Expand Messages
-
Tiếng Việt Dễ Thương .....Nam/Bắc
Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ (gọi là Kỳ Cọ) Bắc gọi lọ, Nam kêu chai Bắc mang thai, Nam có chửa Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ Nam mần Sơ Sơ, Bắc nàm "Nấy Nệ"
Bắc lệ tuôn trào , Nam chảy nước mắt Nam bắc Vạc tre , Bắc kê Lều chõng Bắc nói trổng Thế Thôi , Nam bâng quơ Vậy Đó Bắc đan cái Rọ , Nam làm giỏ Tre, Nam không nghe Nói Dai , Bắc chẳng mê Lải Nhải Nam Cãi bai bãi , Bắc Lý Sự ào ào Bắc vào Ô tô , Nam vô Xế hộp Hồi hộp Bắc hãm phanh , trợn tròng Nam đạp thắng
Khi nắng Nam mở Dù , Bắc lại xoè Ô Điên rồ Nam Đi trốn , nguy khốn Bắc Lánh mặt Chưa chắc Nam nhắc Từ từ , Bắc khuyên Gượm lại Bắc là Quá dại , Nam thì Ngu ghê Nam Sợ Ghê , Bắc Hãi Quá Nam thưa Tía Má , Bắc bẩm Thầy U Nam nhủ Ưng Ghê , Bắc mê Hài Lòng Nam chối Lòng Vòng , Bắc bảo Dối Quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp , hấp tấp Bắc vặt Ngô Bắc thích cứ vồ , Nam ưng là chụp Nam rờ Bông Bụp , Bắc vuốt Tường Vi Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam : ngắt nó đi. Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn ! Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác , Nam bảo xạo ke Mưa đến Nam che , gió ngang Bắc chắn Bắc khen giỏi mắng , Nam nói chửi hay . Bắc nấu thịt cầy , Nam thui thịt chó .
Bắc vén búi tó , Nam bới tóc lên Anh Cả Bắc quên , anh Hai Nam lú Nam : ăn đi chú , Bắc : mời anh xơi! Bắc mới tập bơi , Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội , Nam tới chia vui Thui thủi Bắc kéo xe lôi , một mình xích lô Nam đạp Nam thời mập mạp , Bắc cho là béo Khi Nam khen béo , Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê , Năm rên Đã Quá ! Bắc khoái đi phà , Nam thường qua Bắc Bắc nhắc môi giới , Nam liền giới thiệu Nam ít khi điệu , Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo Bắc nạo bằng gươm , Nam thọt bằng kiếm Nam mê phiếm , Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang , Nam : Thơm Thơm đậu phọng Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng , Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét «hổng chịu đèn» , Bắc vặn mình «em chả» Bắc giấm chua «cái ả» , Nam bặm trợn «con kia» Nam mỉa «tên cà chua» , Bắc rủa «đồ phải gió» Nam nhậu nhẹt thịt chó , Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ , Nam thẳng thừng lá thúi địt Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê sô Nam bỏ trong rương , Bắc tuôn vào hòm Nam lết vô hòm , Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa "Cái Lan xinh cực!" , Nam trầm trồ "Con Lan đẹp hết chê!" Phủ phê Bắc trùm chăn , no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu. Sự khác biệt giữacon lợn và con heo Con Lợn sinh ở miền Bắc - Con Heo sinh ở miền Nam. Cả hai đều bị các nhà lãnh đạo kì thị nặng lắm vì lúc nhăm nhi thì quan lớn chỉ khoái món cháo gà cháo vịt, còn cháo heo, cháo lợn nghe có vẽ đồ ăn cho bọn dơ bẩn ở trong chuồng! - Miền Bắc không heo nhưng lại thích "nói toạc móng heo" - Miền Nam không thấy lợn lại ưa dùng "bánh da lợn" - Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai, lợn tháu, lợn ỷ - Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông, heo lang, heo cỏ, heo bò, heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa, heo lứa, heo mọi - Con Lợn ăn Ngô - Con Heo ăn Bắp. - Da Lợn làm bánh da Lợn - Da Heo khô dùng nấu lẩu. - Con Lợn đóng phim thiếu nhi "Hiệp sĩ lợn" - Con Heo đóng phim người lớn "Phim con Heo" - Phim con lợn chỉ cách chăn nuôi sinh sản cho nhi đồng - Phim con heo cũng cho thấy cảnh sinh sản nhưng lại cấm nhi đồng! - Miền Bắc trách cô kia "béo như lợn" - Miền Nam quở chị nọ "mập như heo" - Miền Bắc xỏ đàn ông háo sắc là lợn nọc - - Miền Nam bảo đàn bà lang chạ là heo nái.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “CON” VÀ “CÁI” TRONG TIẾNG VIỆT Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người.... Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)...
Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Một hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi,tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!".Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!".Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?".Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ.Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?".Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị:"À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái... Ha ha...".Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc
-
-
From: Yen Huynh < yenh48@yahoo.com> Date: 16 November 2015 at 12:28:48 AM AEDT Subject: Fw: Chữ “Bất” trong đời sống vợ chồngReply-To: Yen Huynh < yenh48@yahoo.com>
Chữ “Bất” trong đời sống vợ chồng
Đàn ông phải cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ
Đàn ông không lấy được vợ là bất thành nhân
Vợ được bạn khen là bất ổn
Đi làm mà để vợ ở nhà bất tiện
Không đủ tiền nuôi vợ là bất tài
Bị vợ cắm sừng là bất cảm ứng
Quyến rủ vợ bạn là bất nghĩa
Nhậu về đánh vợ là bất nhân
Vì bạn không thương vợ là bất công
Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi
Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương
Xin tiền vợ đi bia ôm là bất khả thi
Điều vợ nói luôn luôn là bất biến
Tính xấu của vợ là bất di bất dịch
Vợ chửi mà làm thinh là bất bạo động
Vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất
Vợ chồng đánh nhau là bất phân thắng bại
Vợ giận đi ngủ riêng là bất hợp tác
Vợ bỏ nhà đi luôn là "bất chiến tự nhiên thành”
Được vợ khen là điều bất ngờ
Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ
Cùng vợ đi chơi cuối tuần là bất diệt
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái
Vợ là người phụ nữ mau già nhưng bất tử
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín
Biết chồng có bồ mà vợ tỉnh bơ là bất cần
Tính từng đồng với vợ là bất "nam nhi chi chí"
|
|